Proof of Reserves là gì? Tầm quan trọng của PoR trong tiền điện tử

Mối quan tâm mới nhất trong thế giới tiền điện tử là Proof of Reserves (Bằng chứng lưu trữ). Vậy Proof of Reserves là gì và nó có đủ khả năng trở thành tiêu chỉ để chọn một sàn giao dịch uy tín trong tương lai hay không?

Proof of Reserves là gì?

Sau sự sụp đổ của FTX, danh tiếng của tiền điện tử đã bị hoen ố, gây ra nỗi thất vọng, bức xúc và nghi ngại về tính minh bạch của tài sản số. Làn sóng kêu gọi công khai bằng chứng về tài sản dự trữ – Proof Of Reserves (PoR) đối với các sàn giao dịch điện tử lớn đang là chủ đề mà người dùng chờ đợi hiện nay.

Proof of Reserves (PoR) hay còn gọi là là bằng chứng lưu trữ là một hình thức biến thể của công việc kiểm toán dùng để thể hiện sự minh bạch trong công tác vận hành của các công ty về lĩnh vực lưu ký hoặc sàn giao dịch trong thị trường tiền mã hóa. Đây sẽ là giải pháp giúp người dùng nắm được tổng lượng tài sản đang được lưu trữ trên sàn cũng như theo dõi những biến động lớn về số dư. Từ đó họ có thể suy ra các hoạt động của sàn và có biện pháp phòng tránh (một cách tương đối) những rủi ro tương tự như sự kiện FTX.

Các công ty thường sẽ nhờ đến một tổ chức bên thứ ba để tiến hành chứng thực. Họ công bố kết quả và cảnh báo để giúp các nhà đầu tư hiểu được tình trạng tài chính của công ty và liệu công ty đó có đủ tài sản đảm bảo hay không.  

Mục tiêu của PoR là mang lại sự minh bạch, an toàn và bảo vệ người dùng trong hệ sinh thái tiền điện tử. PoR xác minh việc bao gồm tất cả số dư của người dùng bằng cách sử dụng mật mã. Một cách để đảm bảo xác minh PoR chính xác là sử dụng Merkle Tree và zk-SNARK. Các sàn giao dịch cũng có thể sử dụng các dịch vụ của bên thứ ba để chứng minh tính minh bạch của PoR.

Merkle Tree-based Proof of Reserves 

Mô hình Proof of Reserves sử dụng cấu trúc dữ liệu an toàn được gọi là “Merkle tree” (hoặc “Hash tree”). Mô hình này có thể tổng hợp tổng số dư tài sản của tất cả khách hàng mà không để lộ bất kỳ thông tin cá nhân nào. 

Các sàn giao dịch tiền điện tử có thể xuất bản các chứng thực PoR dựa trên Merkle Tree theo định kỳ như hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý, dưới dạng ảnh chụp nhanh (snapshots). Ngoài ra, các công ty có thể cung cấp chứng thực thời gian thực có sẵn trên trang web của họ.

Mặc dù ảnh chụp nhanh có thể đủ để chứng minh khả năng thanh toán của một công ty tiền điện tử tại một thời điểm nhất định, nhưng chứng thực theo thời gian thực ưu việt hơn khi xác minh dự trữ của một sàn giao dịch.

Chainlink ra mắt giao thức PoR

Chainlink Labs, công ty đứng sau oracle network phi tập trung, đang cung cấp phiên bản riêng của hệ thống bằng chứng lưu trữ. Hệ thống này được thiết kế để giúp các dự án trên Web2 và Web3 chứng minh dự trữ tài sản thông qua xác minh tự động. Ra mắt vào năm 2020, hệ thống này kết nối các nút Chainlink với API của sàn giao dịch, địa chỉ vault, cũng như hợp đồng thông minh bằng chứng lưu trữ có thể được truy vấn bởi bất kỳ tài khoản nào khác trên network.

Hệ thống blockchain-agnostic cung cấp dữ liệu về số tiền được gửi, mượn và staking tại một giao thức cụ thể tại bất kỳ thời điểm nào.  

Các sàn giao dịch cũng có thể sử dụng hệ thống của Chainlink để cung cấp bảo mật và đảm bảo rằng họ không thể phát hành nhiều token hơn tài sản được lưu trữ trong kho dự trữ. 

Sàn giao dịch sử dụng PoR

Một số sàn giao dịch và nền tảng cho vay tiền điện tử, bao gồm Kraken, Nexo, BitMEX và Gate.io, đã chuyển sang bằng chứng lưu trữ trước khi cú sập của FTX diễn ra. Sau đó, nhiều sàn giao dịch như Binance, OKX , Crypto.com và ByBit cũng đã công bố bằng chứng về tài sản dự trữ. Mặt khác, Coinbase với tư cách là một công ty niêm yết công khai đã chứng minh được nguồn dự trữ của mình thông qua hồ sơ SEC đã được kiểm toán.

Binance là sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới công khai địa chỉ ví lưu trữ của mình để chứng minh rằng họ không mang tiền của khách hàng đi đầu tư chỗ khác (như FTX.com đã làm). Sau Binance, Bybit – sàn giao dịch tiền điện tử có khối lượng truy cập top đầu thế giới khác đã công bố các ví blockchain dự trữ tài sản của mình.

Thách thức của Proof of Reserves

Mặc dù Proof of Reserves đảm bảo rằng một công ty trong thị trường tiền mã hóa có sẵn tài sản để trang trải các khoản nợ của mình, nhưng đó chỉ là một lần snapshot duy nhất trong thời gian, không phải là bản kế toán về số dư theo thời gian thực.

Ngoài ra, nó cũng chỉ hiển thị tài sản on-chain của người bị giám sát, nhưng không theo dõi nguồn gốc của những tài sản đó (tức là liệu tài sản có được mượn cho mục đích kiểm toán hay không).

Vậy nên, Proof of Reserves chỉ có thể nói lên khả năng thanh toán của một công ty thuộc ngành crypto theo dữ liệu on-chain nhưng vẫn có nhiều cách tránh thoát khỏi việc kiểm tra từ dữ liệu on-chain như: các khoản nợ off-chain hoặc thông đồng với nhóm kiểm toán.

Cơ hội của Proof of Reserves

Mục tiêu của việc cung cấp Proof of Reserves là mang lại sự minh bạch tài chính từ bảng cân đối kế toán của công ty tiền mã hóa, đặc biệt là liên quan đến dòng tiền của khách hàng. 

Kiểm toán của bên thứ ba giúp người tiêu dùng tin tưởng rằng công ty tiền điện tử mà họ đang sử dụng có đủ thanh khoản để xử lý các hoạt động hàng ngày và quan trọng hơn là việc rút tiền của khách hàng.

Vậy nên, từ những thách thức, thì cơ hội phát triển ra một ngách kiểm toán trong thị trường crypto là một điều có khả năng và mang lại ảnh hưởng khá lớn đối với toàn bộ thị trường tiền mã hóa trong tương lai.

Exit mobile version