Khi người dùng bắt đầu hoang mang và dần mất niềm tin về thị trường crypto khi sàn giao dịch FTX sụp đổ, thì CEO Binance Changpeng Zhao đưa ra yêu cầu về Proof of Reserves để củng cố niềm tin vào thị trường tiền mã hóa. Vậy Proof of Reserves là gì? Đây có khả năng trở thành tiêu chỉ để chọn một sàn giao dịch uy tín trong tương lai hay không? Hãy cùng Coin68 tìm hiểu về Proof of Reserves qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn có thể quan tâm:
Tổng quan về Proof of Reserves
Proof of Reserves là gì?
Proof of Reserves (PoR) hay còn gọi là là bằng chứng lưu trữ là một hình thức biến thể của công việc kiểm toán dùng để thể hiện sự minh bạch trong công tác vận hành của các công ty về lĩnh vực lưu ký hoặc sàn giao dịch trong thị trường tiền mã hóa.
Bên thứ ba sẽ là bên thực hiện quá trình kiểm toán trong hệ thống Proof of Reserves bằng cách truy cập vào địa chỉ đại diện cho tổng số dư tài sản của khách hàng và đảm bảo nơi lưu trữ tài sản khách hàng sở hữu một lượng tài sản tương đương (hoặc lớn hơn) tổng tài sản mà tất cả khách hàng lưu trữ nhằm mục đích tạo đủ thanh khoản cho tất cả các lần rút tiền của khách hàng.
Tuy nhiên, với sự phát triển và áp dụng của công nghệ blockchain trong thị trường tiền mã hóa thì việc thực hiện Proof of Reserves có thể kiểm tra được trên on-chain và xác minh bởi bất kỳ ai. Vì thế, trên thực tế thì một sàn giao dịch hoặc bất kỳ tổ chức lưu ký đều có thể trình bày “Báo cáo tài chính” dưới dạng on-chain. Bằng cách này, người dùng hoặc bất kỳ bên thứ 3 nào quan tâm đều có thể xác minh dữ liệu của tổ chức đó rằng họ có thực sự nắm giữ các loại tài sản cụ thể khớp với số dư tài khoản hay không, mà vẫn không tiết lộ danh tính của người dùng.
Vậy nên, Proof of Reserves thể hiện một bức tranh tổng quan về khả năng thanh khoản của một tổ chức hoặc một sàn giao dịch nhằm giảm thiểu ảnh hưởng từ các sự kiện như “Bank run” cũng như cung cấp được sự minh bạch về nguồn tiền, tạo dựng niềm tin cho người dùng.
Mô hình kiểm toán theo Proof of Reserves
Mô hình vận hành
Mô hình Proof of Reserves sử dụng cấu trúc dữ liệu an toàn được gọi là “Merkle tree” (hoặc “Hash tree”). Mô hình này có thể tổng hợp tổng số dư tài sản của tất cả khách hàng mà không để lộ bất kỳ thông tin cá nhân nào.
Toàn bộ dữ liệu được tổng hợp có thể truy vấn thông qua Merkle Root. Đây là một cơ chế giống mật khẩu vân tay nhằm chống giả mạo mà bên kiểm toán có thể dùng để truy cập để xác minh thông tin số dư. Sử dụng cơ chế Merkle Tree để làm nền tảng cho công nghệ blockchain sẽ giúp giữ an toàn và bảo vệ dữ liệu khỏi mọi hành vi giả mạo hoặc hack.
Merkle Tree là một cấu trúc dữ liệu được sử dụng trong các ứng dụng khoa học máy tính. Trong ngành blockchain, Merkle Tree dùng để mã hóa dữ liệu các block và tăng hiệu quả, độ an toàn, kiểm chứng và giảm độ khó khi việc truy vấn dữ liệu của blockchain.
Ví dụ: Theo mô hình trên, ta có giao dịch A, B, C, và D. Mỗi giao dịch sẽ được băm và trở thành các Hash như: Hash A, Hash B, Hash C, và Hash D. Sau đó, các cặp Hash sẽ được liên tiếp và gần nhau sẽ liên kết thành một dạng tóm tắt của cặp Hash đó như Hash AB và Hash CD.
Và tiếp tục, Merkle Tree của block sẽ tiếp tục được hình thành bằng cách kết hợp hai hàm Hash AB và CD thành Hash ABCD. Quá trình này sẽ làm thành vòng lặp liên tục cho đến khi chỉ còn một Hash duy nhất và chúng ta gọi nó là Merkle Root hoặc Root Hash.
Merkle Root sẽ tóm tắt tất cả dữ liệu trong tất cả giao dịch liên quan, lưu trữ trên khối, và duy trình tính vẹn toàn của dữ liệu. Nếu một chi tiết duy nhất trong bất kỳ giao dịch hoặc thứ tự giao dịch nào thay đổi trong giao dịch thuộc Merkle Root, thì tất cả dữ liệu cũng sẽ bị ảnh hưởng và kết quả cuối cùng cũng bị sửa đổi, đương nhiên việc sửa đổi dữ liệu sẽ tạo nên lịch sử nên có thể sẽ bị kiểm tra ra.
Như vậy, với Merkle Tree, bên thứ 3 có thể truy cập và lấy Merkle Root từ bên cung cấp về để phân tích, xác minh dữ liệu để chứng minh rằng số dư được báo cáo của sàn giao dịch hoặc tổ chức ít nhất phải bằng với số dư thu được từ tính từ Merkle Tree.
Bởi vì, như đề cập ở trên thì các thay đổi đối với số dư của nhà đầu tư dễ dàng được phát hiện trên Merkle Tree và tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ trong cấu trúc dữ liệu. Thông qua đó, các tổ chức sẽ không thể giả mạo số dư của người dùng mà không bị phát hiện.
Thách thức của Proof of Reserves
Mặc dù Proof of Reserves đảm bảo rằng một công ty trong thị trường tiền mã hóa có sẵn tài sản để trang trải các khoản nợ của mình, nhưng đó chỉ là một lần snapshot duy nhất trong thời gian, không phải là bản kế toán về số dư theo thời gian thực.
Ngoài ra, nó cũng chỉ hiển thị tài sản on-chain của người bị giám sát, nhưng không theo dõi nguồn gốc của những tài sản đó (tức là liệu tài sản có được mượn cho mục đích kiểm toán hay không).
Vậy nên, Proof of Reserves chỉ có thể nói lên khả năng thanh toán của một công ty thuộc ngành crypto theo dữ liệu on-chain nhưng vẫn có nhiều cách tránh thoát khỏi việc kiểm tra từ dữ liệu on-chain như: các khoản nợ off-chain hoặc thông đồng với nhóm kiểm toán.
Cơ hội của Proof of Reserves
Mục tiêu của việc cung cấp Proof of Reserves là mang lại sự minh bạch tài chính từ bảng cân đối kế toán của công ty tiền mã hóa, đặc biệt là liên quan đến dòng tiền của khách hàng.
Kiểm toán của bên thứ ba giúp người tiêu dùng tin tưởng rằng công ty tiền điện tử mà họ đang sử dụng có đủ thanh khoản để xử lý các hoạt động hàng ngày và quan trọng hơn là việc rút tiền của khách hàng.
Vậy nên, từ những thách thức, thì cơ hội phát triển ra một ngách kiểm toán trong thị trường crypto là một điều có khả năng và mang lại ảnh hưởng khá lớn đối với toàn bộ thị trường tiền mã hóa trong tương lai.
Ảnh hưởng của Proof of Reserves đối với thị trường Crypto
Đối với người dùng
Bởi vì tính tiện lợi của Proof of Reserves, người dùng hoặc khách hàng có thể tự động kiểm tra và xác minh tài sản do công ty tiền mã hóa nắm giữ. Cũng nhờ vào điều này, người dùng có thể theo dõi dòng tiền của các tổ chức hoạt động như thế nào để có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn.
Bên cạnh đó, từ việc xem xét dòng tiền và phương thức hoạt động của sàn giao dịch hoặc nền tảng lưu ký, người dùng có thể đưa ra đánh giá khách quan về độ tin cậy của sàn giao dịch hoặc nền tảng lưu ký đó để có thể đưa ra quyết định về tin tưởng và trải nghiệm các sản phẩm được cung cấp từ bên cung cấp dịch vụ.
Đối với sàn giao dịch
Cung cấp phương tiện để lấy lại và duy trì lòng tin của người dùng
Bởi vì sự sụp đổ của đế chế FTX, làm các nhà đầu tư crypto hoảng loạn và sợ hãi tột cùng khi một sàn giao dịch đứng thứ 2 trên thị trường lại sụp đổ nhanh đến như vậy. Và nguyên nhân gây ra thì bạn có thể tham khảo qua bài viết này: Hé lộ nguyên nhân gây ra sự “sụp đổ” của Alameda – FTX – Coin68
Bởi vậy, để củng cố niềm tin cho người dùng thì CEO Binance kêu gọi các sàn giao dịch cung cấp bằng chứng tiền gửi của khách hàng.
Đây có thể được xem như một hình thức sao kê trong thị trường crypto. Mọi thứ minh bạch thì niềm tin người dùng vẫn còn.
Các sàn giao dịch đã công bố Proof of Reserves
Tổng kết
Mặc dù còn rất nhiều hạn chế trong việc chỉ sử dụng dữ liệu on-chain trong cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của sàn giao dịch hoặc công ty lưu ký nào thông qua Proof of Reserves. Tuy nhiên, đây có thể một bước tiến dài trong việc chứng minh sự minh bạch khi sử dụng vốn của bất kỳ công ty làm về lĩnh vực lưu ký nào trong thị trường crypto.
Với Proof of Reserves, thị trường crypto có thể tạo được niềm tin với người dùng mới và mở rộng phát triển thêm ngách kiểm toán để phong phú hơn cho thị trường. Ngoài ra, trong tương lai, có lẽ Proof of Reserves sẽ là một tiêu chí hàng đầu để người dùng quyết định sử dụng hoặc đầu tư vào sàn giao dịch, sản phẩm lưu ký hay dự án crypto nào.
TUYÊN BỐ TỪ CHỐI TRÁCH NHIỆM: Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không cấu thành lời khuyên về đầu tư. Tiền điện tử có rủi ro cao, hãy cẩn trọng trong giao dịch.