Quan hệ làm ăn với Trung Quốc của Elon Musk khiến thỏa thuận mua lại Twitter gặp rủi ro

Đằng sau thỏa thuận mua lại Twitter của Elon Musk, các nhà quan sát đang đặt câu hỏi liệu thương vụ mua lại có mở ra cánh cửa cho Trung Quốc kiểm soát gián tiếp nền tảng truyền thông xã hội hay không do Tesla đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc.

Các công ty muốn tiếp cận với Trung Quốc đều phải nhượng bộ trước nhiều vấn đề chính trị và xã hội. Tuy nhiên, việc Twitter bị cấm sử dụng ở Trung Quốc do rào cản Internet đã tước bỏ quyền tiếp cận phương tiện truyền thông thế giới của người dùng Trung Quốc. Điều này khiến Bắc Kinh không có sức tác động đối với Twitter, mặc dù Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng nó để tuyên truyền chính sách ra nước ngoài.

Elon Musk và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Tham vọng của Tesla tại Trung Quốc có thể sẽ đem lại sức mạnh cho Bắc Kinh gây áp lực lên Twitter và khiến các nhà hoạt động nhân quyền và bất kỳ ai phản đối chính sách của Trung Quốc sẽ phải im lặng một khi thương vụ mua lại Twitter của Elon Musk thành công. Người tiêu dùng Trung Quốc tiêu thụ một nửa số xe điện của Tesla trong năm ngoái. Nhà máy sản xuất nhộn nhịp nhất và trung tâm xuất khẩu chính của Tesla đều ở Thượng Hải.

Nhà sáng lập Anne Stevenson-Yang của J Capital Research cho biết: “Người Trung Quốc dùng đòn bẩy to lớn đối với các doanh nghiệp. Nếu bạn quan tâm đến hoạt động tại Thượng Hải (của Tesla), thì bạn sẽ phải đặt mọi thứ khác phục vụ cho việc đó.”

Elon Musk nói rằng ông không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẽ sử dụng Tesla làm đòn bẩy và các công ty khác cũng không nằm yên chờ chỉ thị từ chính phủ. Nhà sản xuất xe hơi, hãng thời trang và nhiều công ty khác đã có hành động trước để bảo vệ sự tiếp cận của họ đến Trung Quốc thông qua việc thay đổi chiến lược marketing hoặc sản phẩm, dịch vụ để thể hiện quan điểm của họ.

Thương vụ mua Twitter trị giá 44 tỉ USD của Elon Musk vẫn còn bỏ ngỏ. Tỉ phú Elon Musk đã viết tweet rằng thương vụ mua Twitter sẽ không được xúc tiến cho đến khi có báo cáo về tỉ lệ tài khoản giả mạo. Elon Musk muốn đảm bảo rằng tỉ lệ tài khoản “rác” chỉ chiếm chưa đến 5%.

Tại hội thảo All-In Summit ở thành phố Miami hôm qua, Elon Musk được hỏi về khả năng tái đàm phán các điều khoản trong thương vụ Twitter. Giới phân tích nhận định Musk có thể tìm cách rút khỏi thỏa thuận hoặc đưa ra giá thấp hơn, nhất là khi giá cổ phiếu liên quan đã giảm mạnh kể từ khi thương vụ được công bố.

Việc cố gắng lợi dụng sức mạnh của một nhà đầu tư tại một công ty này để gây áp lực với một công ty khác ngoài Trung Quốc được xem là một chiến lược mới. Nhà đầu tư nước ngoài cũng hiểu rằng chính quyền Trung Quốc ngày càng quyết tâm bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của mình trên toàn thế giới và tấn công các thương hiệu toàn cầu thậm chí điều đó sẽ gây thiệt hại cho cả Trung Quốc và người dân.

Cơ chức Trung Quốc cảnh báo các công ty phải tôn trọng cảm xúc của người dân Trung Quốc và không được “ăn cháo đá bát”.

Do đó, không ít công ty đã phải từ bỏ cơ hội ở Trung Quốc để tránh phải hợp tác với cơ quan kiểm duyệt hoặc phải gánh chịu chỉ trích từ dư luận nước ngoài về nhân quyền và các vấn đề khác. Các cơ quan quản lý có thể gây áp lực đến các nhà sản xuất ô tô thông qua cấm mở rộng sản xuất và yêu cầu họ giữ im lặng. Truyền thông nhà nước trước đó đã kêu gọi người dân tẩy chay các thương hiệu đến từ Nhật Bản, hàn Quốc và một số thương hiệu nước khác khi những nước này phản đối chính sách của Trung Quốc.

Trong khi đó, Elon Musk đã phải đối mặt với nhiều câu hỏi về khả năng Bắc Kinh sẽ sử dụng Tesla làm đòn bẩy kiểm soát Twitter. Ông chủ Tesla đã phủ nhận điều này.

Nhà máy sản xuất của Tesla đặt tại Thượng Hải

Trung Quốc được xem là thị trường màu mỡ của Tesla. Elon Musk dự kiến Trung Quốc sẽ chiếm 25-30% thị trường của Tesla trong dài hạn. Từ miễn thuế bán hàng đến hàng tỉ USD tài trợ cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất ở Thượng Hải, chính phủ đã tạo bệ phóng giúp Tesla phát triển mạnh mẽ tại đất nước này, hình thành một mối quan hệ cộng sinh kì lạ. 

Đầu năm nay, nhiều người chỉ trích Elon Musk “tạo tiền lệ xấu” khi mở showroom Tesla tại Tân Cương, bất chấp cáo buộc của Washington về nhân quyền tại đây.

Ông chủ Tesla từng mô tả bản thân là “người ủng hộ tự do ngôn luận tuyệt đối” và nhiều lần chỉ trích những quy định kiểm soát nội dung trên các nền tảng trực tuyến. “Tự do ngôn luận là nền tảng của nền dân chủ và Twitter là quảng trường kỹ thuật số, nơi các vấn đề quan trọng đối với tương lai của nhân loại được tranh luận”, Musk nói.

Ông muốn biến Twitter trở thành diễn đàn trung lập về chính trị và tạo cơ hội cho quyền tự do ngôn luận mà mỗi quốc gia cho phép. Đối với yêu cầu của Twitter yêu cầu tài khoản của truyền thông nhà nước và quan chức Trung Quốc phải dán mác “liên kết nhà nước” (state-affiliated). Loại bỏ yêu cầu trên và cho phép các bài đăng mang tính kích động có thể tạo điều kiện thuận lợi cho Bắc Kinh và nhiều quốc gia khác gây ảnh hưởng đến dư luận Mỹ trong các cuộc bầu cử.

Các mạng xã hội chịu sự kiểm duyệt gắt gao của chính quyền Trung Quốc, đặc biệt là khi Chủ tịch Cận Tập Bình lên nắm quyền từ năm 2012. Các tài khoản do các nhóm đồng tính kiểm soát đều bị xóa bỏ. Các bài đăng kêu ca, phàn nàn về tình trạng thiếu lương thực trong thời gian phong tỏa, cách ly tại Thượng Hải đều bị gỡ.

Exit mobile version