Quản lý vốn trong tiền điện tử là gì? Hướng dẫn cách quản lý vốn tối ưu và hiệu quả

Tìm hiểu về Quản lý vốn trong tiền điện tử.

Tìm hiểu về Quản lý vốn trong tiền điện tử.

Đầu tư vào tiền điện tử là xu hướng nóng bỏng trong những năm gần đây nhờ lợi nhuận siêu khủng nhưng cũng đi kèm không ít rủi ro. Vậy làm thế nào để quản lý vốn trong tiền điện tử hiệu quả để đảm bảo tỷ suất đầu tư với mức rủi ro thấp nhất?  Hãy cùng Vimoney tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Quản lý vốn là gì?

Định nghĩa

Quản lý vốn là một khái niệm khá phổ biến trong ngành tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong đầu tư, quản lý vốn đề cập đến việc giữ cho tài khoản của bạn không bị thiệt hại, hoặc thiệt hại là thấp nhất, cũng như giữ được mức lợi nhuận khi giao dịch.

Ưu tiên tối trọng trong quản lý vốn là bảo đảm nhà giao dịch có thể tồn tại trên thị trường đầy khắc nghiệt. Đối với một số thị trường biến động mạnh như Forex, tiền mã hóa, nhà gio dịch lại càng cần phải tìm cách bảo toàn lợi nhuận, hạn chế thấp nhất rủi ro để tránh bị loại bỏ khỏi cuộc chơi. Mục tiêu thứ hai là kiếm thêm thu nhập và cuối cùng mới là gia tăng mức lợi nhuận lên.

Mục tiêu

– Quản lý vốn để tồn tại – Đây là điều đầu tiên mà những người mới tham gia thị trường khốc liệt như tiền điện tử cần ghi nhớ.

– Quản lý vốn để phục hồi tài khoản dễ dàng hơn khi thua lỗ: nếu quản lý vốn ở mức hiệu quả cho một giao dịch thua lỗ, nhà giao dịch vẫn còn nhiều vốn để bắt đầu lại, tất nhiên sau khi điều chỉnh lại hệ thống giao dịch của mình.

– Quản lý vốn để vượt qua chuỗi lệnh thua liên tiếp: nếu nhà giao dịch chấp nhận rủi ro quá lớn cho mỗi giao dịch, khi gặp chuỗi lệnh thua lỗ dài, nhà giao dịch có nguy cơ cháy tài khoản trước khi hệ thống tạo ra lợi nhuận. Do đó, quản lý vốn giúp phòng trước chuỗi lệnh thua liên tiếp.

– Quản lý vốn để có tâm lý giao dịch tốt hơn: một hệ thống giao dịch hiệu quả đi kèm với kỷ luật trong quản lý vốn sẽ sinh ra lợi nhuận ổn định theo thời gian và không khiến tâm trạng của nhà đầu tư “sáng nắng chiều mưa thất thường” theo xu hướng của phiên giao dịch.

Nguyên tắc khi đầu tư coin

– Chỉ đầu tư số tiền bạn có thể mất: Đây có thể nói là nguyên tắc đầu tư cơ bản nhất. Chúng ta đã thấy rất nhiều nhà đầu tư điêu đứng, thậm chí phải bán nhà bán cửa vì thua lỗ, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống thực sự và có người đã tìm đến cái chết.

– Xác định rõ điểm chốt lời (Take profit – TP) và cắt lỗ (Stop Loss): Nhà đầu tư thường bỏ qua việc đặt lệnh “cắt lỗ”, dẫn đến những trường hợp giá của đồng coin giảm sâu. Vì vậy bạn nên quy định điểm cắt lỗ của mình là bao nhiêu, ví dụ quy định cắt lỗ 6% bất kể vì một lý do gì, điều này tránh tình trạng “Cháy tài khoản” không báo trước.

– Tránh FOMO Trading: Khi bị rơi vào trạng thái FOMO, bản thân chúng ta sẽ luôn cảm thấy tiếc nuối nếu như không thực hiện một hành động nào đó. Chính suy nghĩ đó khiến chúng ta trở nên mù quáng và đưa ra những quyết định sai lầm.

– Không bỏ trứng vào cùng một giỏ: “Không bỏ hết trứng vào một giỏ” là một nguyên tắc khá phổ biến của những nhà đầu tư. Bằng cách để vốn vào nhiều loại hình đầu tư khác nhau, chúng ta có thể dàn trải rủi ro và tránh bị động khi có biến cố tài chính.

– Rút kinh nghiệm từ những sai lầm: Giao dịch là một hành trình mà mỗi cá nhân cần phải cố gắng và phấn đấu không ngừng theo thời gian. Để có một kết quả giao dịch ổn định, một trader giỏi cần phải xây dựng những nguyên tắc của riêng mình trong giao dịch từ những lỗi sai trong quá khứ.

Phương pháp tối ưu khi quản lý vốn trong tiền điện tử

Thông thường các Trader chỉ chốt lời khoảng 5% – 10% và mặc dù giá vẫn đi tiếp theo hướng cũ, nhưng không mấy ai dám vào lệnh tiếp theo hướng đó nữa. Tuy nhiên, khi lệnh bị lỗ, nhiều người có thể chấp nhận lỗ 30% – 50% thậm chí hơn mà không hề đắn đo. Có thể thấy gồng lời khó hơn gồng lỗ.

 Vậy ngoài quản lý vốn tốt thì làm thế nào để có thể tối ưu hóa lợi nhuận trong trade coin và đặc biệt là trong thời điểm Uptrend?

Chia phần trăm chốt lời

Khi đã đạt được mục tiêu, nhà giao dịch có thể chia phần trăm theo tỉ lệ 40%:40%:20% hoặc 50%:30%:20%.

Giả dụ: Bạn mua một loại coin A với giá 2 USD. Khi giá đạt mục tiêu giá 3 USD, bạn hãy tiến hành bán 40% hay 50% số coin đang nắm giữ để bảo toàn nguồn vốn. Trong trường hợp giá đột ngột giảm xuống 2.5 USD hoặc về giá gốc 2 USD, bạn vẫn đã thu về 40% đến 50% tiền vốn trước đó rồi. Còn nếu như giá vẫn tiếp tục tăng 4 USD đến 5 USD, bạn cũng đang còn 60% đế 50% để tiếp tục chốt lời.

Đối với những đồng coin tốt, khi mua ở mức giá hời, bạn hãy giữ lại 10% đến 20% để hold coin kiếm lời trong thời gian dài.

Phân chia nguồn vốn khoa học

Coin vốn hóa top

Nhà giao dịch nên dành khoảng 30% đến 40% vốn đầu tư để đầu tư vào một loại coin top đầu thị trường như Bitcoin, Ethereum, Litecoin,.. Những loại coin lớn này dù giảm theo xu hướng chung của tiền điện tử nhưng chúng vẫn có cơ hội tăng trở lại.

Coin tiềm năng

Bên cạnh coin đứng đầu, bạn nên dành 20% vốn để đầu tư vào các loại coin tiềm năng chạy theo xu hướng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng coin đó thực sự có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Coin mới

Mỗi năm có hàng loạt dự án coin mới ra đời, chúng sở hữu mức vốn hóa thấp, ít người biết đến. Đối với những loại coin như vậy, bạn chỉ nên dành tối đa 5% vốn đầu tư. Vì một số dự án coin mới ra vẫn được thị trường biết đến.

Chuẩn bị sẵn 20% đến 30% USDT

Trong giới tiền điện tử, USDT chính là một trong những đồng tiền điện tử được đánh giá rất cao khi sự biến động về giá của đồng này là rất ít, tỷ giá của đồng tiền này cũng được xem là tương đương với đồng USD vì thế mà các bạn đầu tư vào đồng USDT cũng như là đang đầu tư vào đồng đô la Mỹ vậy.

Hạn chế ra vào lệnh

Ra vào lệnh liên tục vừa khiến nhà gia dịch mất thêm nhiều chi phí và tốn thời gian, đồng thời ảnh hướng đến tâm lý giao dịch.

Chuẩn bị token tiện ích của sàn để giảm phí

Khi sử dụng Binance, bạn nên tích trữ sẵn BNB, nếu sàn Huobi thì có HT. Khi sử dụng token tiện ích của sàn, bạn sẽ được giảm từ 30% đến 50% phí giao dịch.

Quản lý vốn nói chung và quản lý vốn trong tiền điện tử luôn là vấn đề mà nhà giao dịch cần đặt lên hàng đầu mỗi khi giao dịch. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn có thể triển khai kế hoạch quản lý nguồn vốn đầu tư hợp lý.

Exit mobile version