Sau Ấn Độ, quốc gia nào sẽ tranh thủ mua dầu giá rẻ từ Nga?

Bất chấp lời cảnh báo từ Mỹ, Ấn Độ vẫn chấp nhận và tranh thủ mua lượng lớn dầu giảm giá của Nga nhằm kiềm chế giá cả trong nước. Trung Quốc được kỳ vọng sẽ là cái tên thứ hai mua dầu giá rẻ của Nga.

Dầu giá rẻ của Nga trở thành mục tiêu của các nước nhập khẩu dầu lớn của châu Á

Kể từ tháng 3 năm nay, Ấn Độ đã nhập một lượng lớn dầu từ Nga và có ý định mua thêm lượng dầu giá rẻ. Ấn Độ hiện phải nhập khẩu 80% lượng dầu tiêu thụ, 2 -5% số đó đến từ Nga. Quan chức New Delhi cũng đang cố gắng thiết lập một cơ chế rupee – ruble với Nga để tiếp tục thương mại song phương.

Khi nhiều nước quay lưng với dầu Nga và thắt chặt các lệnh trừng phạt vì chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, Ấn Độ đang đóng vai trò là nhân tố cân bằng. 

Trung Quốc hiện là quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất từ Nga, nước này mua trung bình 1,6 triệu thùng dầu thô mỗi ngày của Nga vào năm 2021. Các hãng lọc dầu Trung Quốc – đóng góp một phần tư sản lượng cả nước – mới đây đã âm thầm gom dầu thô ESPO từ cảng Kozmino phía đông nước Nga.

Theo Ellen Wald, chủ tịch của Transversal Consulting, “Trung Quốc vẫn đang nhập khẩu dầu của Nga, và có khả năng sẽ tăng lượng mua nếu giao dịch có thể thanh toán bằng đồng nhân dân tệ và mức giá chiết khấu. Về cơ bản, Nga đang chịu áp lực tìm người mua dầu.”

Giới quan sát hiện đang tin rằng Trung Quốc sẵn sàng mua thêm dầu Nga với mức giá chiết khấu có thể đẩy giá dầu thô lên cao.

Mức dầu thô tăng cao đang gây áp lực cho các nhà nhập khẩu dầu thô lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Trong những tuần gần đây, giá dầu liên tục trồi sụt, tuy nhiên, mức giá hiện nay vẫn cao hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Matt Smith, nhà phân tích dầu mỏ chính của Kpler tin rằng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tranh thủ mua dầu thô giá rẻ của Nga. Mỹ đã ra lệnh cấm vận năng lượng của Nga trong khi Anh có kế hoạch dừng mua dầu thô của Nga vào cuối năm nay. Liên minh châu Âu cũng đang cân nhắc cấm vận dầu khí của Nga.

Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt sẽ tạo ra một lỗ hổng thị trường khi dầu thô của Nga không thể tuồn ra ngoài. Nga xuất khẩu khoảng 5 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, là  nước sản xuất dầu lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Saudi Arabia.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết: “Dầu thô Urals từ Nga đang chào bán với mức chiết khấu kỷ lục, tuy nhiên, cho đến nay, Nga vẫn gặp khó khăn trong vấn đề tìm người mua, các nhà nhập khẩu dầu châu Á phần lớn vẫn gắn bó với các nhà cung cấp truyền thống ở Trung Đông, Mỹ Latinh và châu Phi.” Dầu thô Urals là mặt hàng Nga xuất khẩu chính.

Theo ước tính của IEA, kể từ tháng 4 này, khoảng 3 triệu thùng dầu/ngày của Nga có thể bị ngưng cung ứng ra thị trường, khi lệnh cấm vận thẩm thấu hệ quả, khách mua hàng dè chừng nhập khẩu dầu của Nga.

Một số công ty kinh doanh dầu lớn như Glencore và Vitol đã đưa ra mức giá chiết khấu lên đến 25 – 30 USD/thùng từ 2 tuần trước.

Exit mobile version