Sự cố rút tiền hàng loạt ở tổ chức tín dụng: Chính phủ muốn bổ sung quy định xử lý

Sự cố rút tiền hàng loạt ở tổ chức tín dụng: Chính phủ muốn bổ sung quy định xử lý

Để đảm bảo có cơ chế ứng phó kịp thời khi phát sinh sự cố liên quan đến rút tiền hàng loạt, Chính phủ muốn bổ sung quy định về các biện pháp xử lý.

Sửa đổi, bổ sung 144 điều, bổ sung mới 10 điều tại Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại Kỳ họp Quốc hội thứ năm diễn ra vào sáng 5/6.

Theo Thống đốc, Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) gồm 13 Chương, 195 Điều. Dự thảo so với Luật hiện hành giữ nguyên 48 điều, sửa đổi, bổ sung 144 điều, bổ sung mới 10 điều.

Phạm vi điều chỉnh dự thảo bổ sung việc xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu. Trong khi đó, đối tượng áp dụng dự thảo Luật cũng bổ sung thêm đối tượng là tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán xử lý nợ.

Đáng chú ý, trong lần sửa đổi này, dự thảo Luật bổ sung quy định về các biện pháp xử lý khi có sự cố rút tiền hàng loạt trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm một số quốc gia, như khủng hoảng của Silicon Valley Bank, First Republic Bank, Signature Bank (Mỹ) hay Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ).

Mục đích của việc bổ sung nhằm đảm bảo có cơ chế ứng phó kịp thời nếu phát sinh trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt, nguy cơ gây ảnh hưởng và đe dọa an toàn hệ thống.

Ngoài ra, Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung quy định về trường hợp tổ chức tín dụng được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác, ngay cả khi tổ chức tín dụng đó chưa được đặt vào kiểm soát đặc biệt để giải quyết, xử lý sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt tại tổ chức tín dụng thời gian qua.

Quy định về tài sản bảo đảm của khoản vay đặc biệt, lãi suất khoản vay đặc biệt mà Ngân hàng Nhà nước cho vay là 0%/năm; tổ chức tín dụng cho vay đặc biệt được áp dụng các biện pháp hỗ trợ cụ thể; quy định về việc Ngân hàng Nhà nước chỉ định cho vay đặc biệt cũng được bổ sung để có thêm công cụ để xử lý, cơ cấu lại tổ chức tín dụng.

Quy trình can thiệp sớm, bổ sung thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước tại giai đoạn can thiệp sớm, quy định một số biện pháp hiện nay đang áp dụng tại giai đoạn kiểm soát đặc biệt lên giai đoạn can thiệp sớm cho phép xử lý từ sớm, từ xa khi tình trạng yếu kém của tổ chức tín dụng chưa đến mức nghiêm trọng cũng được xây dựng.

Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp, bao gồm khuyến nghị, cảnh báo, giám sát tăng cường, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt căn cứ vào vấn đề các tổ chức tín dụng gặp phải sau khi thanh tra, giám sát và cho ra kết quả.

Tờ trình nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước có thể đưa ra các khuyến nghị, cảnh báo đối với tổ chức tín dụng căn cứ vào kết quả giám sát. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng là báo cáo, giải trình, xây dựng kế hoạch khắc phục gửi Ngân hàng Nhà nước và tổ chức triển khai thực hiện.

Tổ chức tín dụng sẽ bị xem xét áp dụng giám sát tăng cường nếu sau khi thực hiện khắc phục vẫn tiếp tục tiềm ẩn rủi ro, có nguy cơ vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. Việc xem xét này có thể dựa trên kết quả xếp hạng, tổ chức tín dụng.

Can thiệp sớm ưu tiên giải pháp tổ chức tín dụng tự khắc phục

Theo giải thích của Chính phủ, việc can thiệp sớm chỉ là một trong các biện pháp áp dụng đối với tổ chức tín dụng có dấu hiệu cụ thể.

Khi bị đặt vào can thiệp sớm, tổ chức tín dụng sẽ phải xây dựng các phương án: phương án khắc phục, phương án hỗ trợ trước kiểm soát đặc biệt, phương án sáp nhập, hợp nhất, phương án giải thể tùy theo tình trạng của tổ chức tín dụng.

Ở giai đoạn can thiệp sớm sẽ ưu tiên biện pháp tổ chức tín dụng tự xây dựng phương án khắc phục các yếu kém. Biện pháp này gắn liền với quyền lợi, trách nhiệm của cổ đông, người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng.

Theo đó, tổ chức tín dụng, chủ sở hữu, cổ đông của tổ chức tín dụng phải thực hiện tăng cường trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, gồm có:

Exit mobile version