Quy tắc thuế mới đánh vào giới đại gia nước Mỹ

Quy tắc thuế mới đánh vào giới đại gia nước Mỹ

Nếu được thông qua, đây được coi là lần tăng thuế lớn đầu tiên trong 3 thập kỷ của nước Mỹ. Liệu rằng những sơ hở từ điều luật cũ có đủ sức để bảo vệ đại gia Mỹ khỏi quy tắc thuế mà Tổng tống Joe Biden đề xuất hay không?

Kể từ năm 1993, ngay đầu nhiệm kỳ của tổng thống Bill Clinton, Quốc hội đã tăng thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp. Nước Mỹ hiện là 1 trong những quốc gia bị đánh thuế ít nhất trong nhóm các nước phát triển.

Vào năm 2019, tỷ lệ đóng góp thuế chiếm 24,5% trên tổng sản phẩm quốc nội GDP, thấp hơn 9 điểm phần trăm so với mức trung bình của các nước thuộc nhóm OECD.

Thuế thu nhập liên bang của Mỹ tăng dần. (Ảnh minh họa)

“Tax” thu nhập liên bang của Mỹ tăng dần, theo kế hoạch, thuế thu nhập cá nhân với những người có thu nhập cao tăng từ 37% lên mức 39,6%; người có thu nhập trên 5 triệu USD phải trả thêm 3% thuế nữa; mức cao nhất đối với thuế doanh nghiệp sẽ tăng lên 26,5%; tăng lên 25% so với mức 20% ở mục thuế thặng dư vốn (lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được khi bán tài sản vốn với mức giá cao hơn giá mua). Tuy nhiên, giới nhà giàu Mỹ có thể chứng kiến mức thuế cao hơn trong tương lai.

Việc bỏ phiếu cho dự luật mới này có thể diễn ra trong những tuần tới, điều này dự đoán còn khiến ảnh hưởng đến việc tăng trần nợ công.

Trước đó, chính quyền Biden đề xuất chương trình đầu tư trị giá 2.300 tỷ USD để đào tạo việc làm và cải thiện cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, dự định này vấp phải sự phản đối gay gắt từ các đảng viên Cộng hòa.

Khi thông báo mới về thuế được đưa ra, giới nhà giàu Mỹ đứng ngồi không yên.  

Theo báo cáo của ProPublica – tổ chức tin tức điều tra phi lợi nhuận, cho thấy các ông trùm như Jeff Bezos, Elon Musk luôn trả ít hoặc không phải đóng thuế.

Dự luật của Hạ viện nhằm mục đích thay đổi điều đó và tạo ra “sân chơi công bằng”.

Cơ quan cho biết cho biết mức 43,4% áp dụng cho 0,3% người nộp, tức khoảng 500.000 hộ gia đình. Hầu hết các khoản áp trần sẽ đánh vào các hộ gia đình có thu nhập từ 1 triệu USD/năm trở lên. Trong khi đó, mức thu như trên sẽ giảm đối với tất cả những người có thu nhập dưới 200.000 USD, với lợi ích lớn nhất chảy đến những người có thu nhập thấp nhất.

Seth Hanlon, thành viên cấp cao của Trung tâm tiến bộ Mỹ cho hay: “Điều này sẽ tạo ra một vết lõm sâu vào sự bất bình đẳng vốn đã tồn tại. Mục đích của dự luật đánh vào những lao động trung lưu và tầng lớp lao động. Những người kiếm được từ 400,000-700,000 USD sẽ chỉ bị tăng thuế khoảng 1% hoặc ít hơn. Kế hoạch đánh thuế của ông Biden thực sự nhắm đến những người giàu nhất – nhóm 1% hoặc 0,1%”.

Biden cũng đề nghị tăng thuế thặng dư tăng vốn gần gấp đôi đối với những cá nhân thu nhập từ một triệu USD/năm. Kế hoạch tăng thuế này dự kiến thu về khoảng 1000 tỷ USD, nhằm làm nguồn kinh phí cho các hoạt động chăm sóc trẻ em, giáo dục mầm non và nghỉ phép có lương của người lao động.

Các nhà không đồng tình ở nhà Trắng đưa ra tính toán, dự luật trên nếu được thông qua sẽ làm giảm 1% GDP trong nhiều năm tới. Họ lập luận rằng, để thúc đẩy tăng trưởng, việc phân phối thu nhập đồng đều hơn sẽ mang lại nhiều tiền mặt hơn cho những người thu nhập thấp, thường xuyên chi tiêu hơn là số ít còn lại.  

Thông tin đánh thuế nặng vào giới siêu giàu khi đưa ra đã vấp phải chỉ trích của một số nghị sĩ Dân chủ, trong đó có Thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders  – người đứng đầu Ủy ban ngân sách Thượng viện.

“Chúng ta đang lâm vào một cuộc khủng hoảng lớn về cầu đường, hệ thống cấp nước, nhà ở giá phải chăng. Mức ngân sách mà họ đưa ra không đáp ứng được những thứ chúng ta cần lúc này”, Bernie Sanders bày tỏ.

 Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Zoe Nguyen (Nguồn The Economist)

Exit mobile version