Quyền mua cổ phiếu là gì? Cách tính giá điều chỉnh trong trường hợp thực hiện quyền mua

ViMoney: Quyền mua cổ phiếu là gì? Cách tính giá điều chỉnh trong trường hợp thực hiện quyền mua

Khi nhận được thông báo được đăng ký quyền mua cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành thêm để tăng vốn, rất nhiều nhà đầu tư thắc mắc quyền mua cổ phiếu là gì? Cũng rất nhiều nhà đầu tư hoang mang khi thấy giá cổ phiếu của mình bị điều chỉnh, đôi khi tương đối lớn trong ngày giao dịch không hưởng quyền mà không hiểu tại sao. Trong bài viết dưới đây, ViMoney sẽ giúp bạn giải đáp phần nào các thắc mắc về quyền mua cổ phiếu.

Quyền mua cổ phiếu là gì?

Quyền mua cổ phiếu là quyền dành cho các cổ đông mua một số lượng cổ phiếu nhất định với mức giá thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu trên thị trường. Doanh nghiệp (tổ chức phát hành, viết tắt: TCPH) muốn phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn và dành đặc quyền ngắn hạn cho các cổ đông hiện hữu. Thời hạn đăng ký mua thông thường kéo dài từ 1-2 tháng.

Số quyền mua một cổ phiếu mới dựa trên số lượng cổ phiếu mới đang chào bán và số lượng cổ phiếu hiện hành. Ví dụ số cổ phiếu đang hiện hành là 5 triệu, công ty muốn phát hành thêm 1 triệu cổ phiếu mới. Khi đó có 5 triệu quyền mua được phát hành để các cổ đông mua 1 triệu cổ phiếu mới, tương ứng 5 quyền mua sẽ được mua 1 cổ phiếu mới, tỷ lệ phát hành là 20%.

Như vậy, ứng với mỗi cổ phiếu đang nắm giữ tại ngày đăng ký cuối cùng (ngày chốt danh sách nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu được hưởng quyền), cổ đông sẽ có được một quyền mua tương ứng với số lượng cổ phiếu được mua theo tỉ lệ đã công bố của TCPH. Quyền mua có giá trị tách biệt và có thể được chuyển nhượng (tùy thuộc quy định của TCPH ) trong khoảng thời gian quy định của mỗi đợt phát hành.

Chỉ những cổ đông được hưởng quyền theo quy định mới có thể được đăng ký mua cổ phiếu phát hành bổ sung với giá đã công bố của đợt phát hành, những nhà đầu tư không sở hữu cổ phiếu tại thời điểm chốt danh sách thì không được hưởng quyền mua của đợt phát hành này.

Quyền mua này có thể được chuyển nhượng và những cổ đông không có ý định thực hiện quyền mua có thể chuyển nhượng 1 phần hoặc toàn bộ số lượng quyền mua mà mình sở hữu. Cổ đông có thể không đăng ký mua, đăng ký mua 1 phần hoặc toàn bộ số lượng quyền mua còn lại sau khi chuyển nhượng (nếu có).

Cách tính giá điều chỉnh trong ngày giao dịch không hưởng quyền thực hiện quyền mua

Để có thể hiểu rõ, chúng ta lấy ví dụ một công ty A phát hành thêm cổ phiếu với giá 50 nghìn đồng với tỷ lệ:

Như vậy, nhà đầu tư nắm giữ 4 cổ phiếu sẽ được mua thêm được 1 cổ phiếu với giá thấp hơn, chỉ 20 nghìn đồng, tương ứng tỷ lệ phát hành thêm là 25%.

Để sở hữu 4 quyền mua,  nhà đầu tư mua 4 cổ phiếu với giá 4 x 50 nghìn đồng = 200 nghìn đồng. Sau đó, nhà đầu tư mua được 1 cổ phiếu giá chỉ 20 nghìn đồng. Tổng số tiền bỏ ra của nhà đầu tư là 200 + 20 = 220 (nghìn đồng) để sở hữu 5 cổ phiếu.

Từ đó ta có được giá mới của cổ phiếu là: 220/5 = 44 (nghìn đồng).

Nếu áp dụng công thức trên, ta cũng có kết quả tương tự:

Giá trị của quyền mua cổ phiếu

Giá trị thực sự của quyền mua được thể hiện qua số thu được khi các cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu bổ sung với giá thấp hơn giá hiện hành trên thị trường.

Với ví dụ phần trên, ta có được giá điều chỉnh sau phát hành thêm của cổ phiếu là 44 nghìn đồng. Vậy giá của 1 quyền mua là 50 – 44 = 6 (nghìn đồng).

Quyền mua cổ phiếu được thực hiện như thế nào?

Khi tổ chức phát hành và phân phối quyền mua cổ phiếu bổ sung, các cổ đông có thể có 3 lựa chọn:

Cách 1: Thực hiện quyền mua

Cổ đông đăng ký mua thêm cổ phiếu mới. Cổ đông điền vào mẫu, chuyển tiền mua cổ phiếu theo hướng dẫn của tổ chức phát hành. Đối với các chứng khoán đã lên sàn, nhà đầu tư có thể dễ dàng đăng ký thực hiện quyền mua thông qua công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch.

Hiện tại, đa phần hệ thống giao dịch online của các công ty chứng khoán đều cho phép nhà đầu tư đăng ký thực hiện quyền mua. Ví dụ, với SSI, nhà đầu tư có thể vào phần Tiện ích/Thực hiện quyền/Thông tin quyền để kiểm tra các quyền mình đang sở hữu và thực hện đăng ký mua.

Còn tại VNDirect, bạn có thể đăng ký quyền mua tại Mục Giao dịch cổ phiếu/Đăng ký quyền mua sau đó chọn lệnh đăng ký cần thực hiện và thực hiện đăng ký. Sau đó VNDIRECT sẽ cắt số tiền trong tài khoản của Nhà đầu tư đủ để đăng ký quyền mua này

Cách 2: Không thực hiện quyền mua

Cổ đông có thể không thực hiện quyền mua cổ phiếu cho đến khi hết thời hạn đăng ký. Tuy nhiên, cổ đông sẽ bị giảm tỷ lệ sở hữu trong công ty và mất đi nhiều quyền lợi.

Cách 3: Bán quyền mua

Trong trường hợp tổ chức phát hành có quy định về việc chuyển nhượng quyền mua, quyền mua cổ phiếu cũng được xem như chứng khoán giáo dịch. Vì vậy mà các cổ đông có thể chuyển nhượng để thu lợi nhuận.

Trên đây là một số thông tin cơ bản để các nhà đầu tư nắm được khi tham gia đầu tư cổ phiếu, đặc biệt là bắt lấy cơ hội thực hiện quyền mua cổ phiếu khi đang còn trong thời hạn hiệu lực để được một số quyền lợi nhất định.

Exit mobile version