Rò rỉ bản dự luật quản lý crypto của Mỹ dài 70 trang

Rò rỉ bản dự luật quản lý crypto của Mỹ dài 70 trang

Rò rỉ bản dự luật quản lý crypto với độ dài 70 trang được thực hiện bởi các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ.

Dự luật quản lý crypto được công bố vào tối 7/6

Như đã được Coin68 đưa tin, Mỹ trong thời gian qua liên tục có các động thái pháp lý nhắm vào lĩnh vực crypto, thể hiện qua báo cáo stablecoin của nhóm cố vấn tài chính cho Tổng thống Biden vào tháng 11/2021 và mệnh lệnh hành pháp “lịch sử” do chính ông Biden ký vào tháng 02/2022. Đến đầu tháng 6, giới chức Mỹ đã buộc tội “giao dịch tay trong” với một cựu quản lý cấp cao của sàn giao dịch NFT OpenSea, nước đi được cho là sẽ đặt ra tiền lệ cho các vụ việc tương tự liên quan đến tiền mã hóa trong tương lai.

Trong hôm 7/6, dự kiến một dự luật về quản lý crypto “toàn diện” sẽ được công bố. Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis là người chắp bút dự luật này. Bà là người từ lâu đã ủng hộ tiền mã hóa, thừa nhận việc đầu tư vào Bitcoin. Được biết, dự luật này đã được bà Lumis úp mở từ cuối năm 2021.

Đến tối ngày 07/06, dự luật quản lý tiền mã hóa đã được Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis chính thức công bố. Tên gọi chính thức của nó là “Đạo luật Tiến bộ Tài chính Có trách nhiệm”.

Rò rỉ những nội dung trong dự luật

Thượng nghị sĩ Cynthia Lummis

Đến sáng nay, bản rò rỉ của dự luật dài 70 trang đã được cộng đồng tiền mã hóa truyền tay nhau. Bài đăng Twitter của Adam Cochran đã hé lộ một số điểm nhấn chính trong dự thảo.

Về nhà đầu tư:

Về các sàn giao dịch/nhà cung cấp stablecoin:

– Tất cả sàn giao dịch và đơn vị phát hành stablecoin phải đăng ký hoạt động. Tuy nhiên, với các dự án DeFi thì chưa rõ cách thức áp dụng.

– Rất nhiều quy định về quản lý sàn giao dịch quy định trong luật, nghiêm cấm sàn trục lợi từ người dùng và chất lượng niêm yết khả năng cao sẽ được cải thiện.

–Khả năng cao phí giao dịch sẽ bị đẩy lên do các nền tảng giao dịch phải chịu thêm phí/thuế cho chính quyền.

– Trao quyền phát hành stablcoin cho các định chế tài chính tiền gửi, nhà phát hành stablecoin phải bảo chứng tài sản 100%, công bố thông tin đầy đủ về loại tài sản cũng như số lượng nắm giữ.

– Tất cả các dự án giao dịch từ 1 tài sản trở lên đều bị xem là nền tảng giao dịch tài sản kỹ thuật số, có thể bao gồm cả các DEX/AMM;

Bản chất của tài sản tiền mã hóa:

– Phần lớn các tài sản crypto được xếp vào dạng “tài sản” dưới sự quản lý của CFTC, không phải “chứng khoán” theo thẩm quyền của SEC;

– Tài sản crypto sẽ không được xem là “tài sản kỹ thuật số” nếu như đi kèm với các yếu tố nợ, cổ phần sở hữu, được chia lợi nhuận, cổ tức hay các dạng tương tự. Tuy nhiên, luật cũng không nói sẽ xếp nó vào “chứng khoán”.

Về quy định quản lý dự án crypto:

–Để bảo vệ các ứng dụng ví tiền, nhà phát triển, cần làm rõ định nghĩa “nhà môi giới crypto”.

– Luật sẽ áp đặt các yêu cầu về tiết lộ thông tin. Do đó, nếu hoạt động ẩn danh gần như không thể đăng ký dự án crypto.

–Các DAO hoạt động ở Mỹ được yêu cầu phải đăng ký pháp nhân. Nếu không sẽ vẫn bị xem là chủ thể bị đánh thuế;

–Tài sản được người dùng gửi vào dự án không may bị phá sản sẽ được hoàn trả, không đưa vào diện tài sản thanh lý;

–Người sử dụng các nền tảng crypto được yêu cầu phải chấp thuận một bản “Điều khoản Dịch vụ” để nhận thức rủi ro, dựa trên phiên bản của giao thức. Khi cập nhật mã nguồn (soft/hard fork), các dự án phải đưa ra điều khoản mới.

Về pháp lý chung:

– Áp đặt quy định tuân thủ và phạt vi phạm;

– Mở đường cho các cơ quan quản lý khác điều tra, đồng thời đề xuất thêm các quy định cho mảng crypto;

– Quy định luân chuyển tiền tệ trên quy mô liên bang được thống nhất;

– Gia tăng chia sẻ thông tin giữa các giới chức tiểu bang và liên bang.

Theo đánh giá của ông Cochran, dự luật có một số điểm tích cực, góp phần đưa ngành crypto vào khuôn khổ pháp lý khi. Tuy nhiên, một số quy định được cho là “quá tay”.

Việc áp dụng những quy định mới được cho là sẽ quản lý lĩnh vực tiền mã hóa nghiêm khắc tương tự như “tài chính truyền thống”. Về dài hạn, nó được đánh giá tốt. Nhưng trong ngắn hạn nó sẽ gây ra khó khăn cho “99% các dự án” khi phải thay đổi chóng mặt để tuân thủ luật.

Có một vấn đề là dự thảo luật chưa đề cập cụ thể đến NFT.

Dù sao, dự thảo luật này sau khi công bố sẽ vẫn phải lấy ý kiến và đề xuất sửa đổi thêm. Nó sẽ tiếp tục được trình lên Thượng viện và Hạ viện Mỹ để thảo luận, phê duyệt trước khi trở thành luật chính thức. Quá trình này được cho là sẽ mất nhiều thời gian.

Exit mobile version