Sacombank, BIDV và những ngân hàng nào đang cho FLC vay nhiều nhất?

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021, Tập đoàn FLC có 24.065 tỷ đồng nợ phải trả và 9.723 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, chiếm 71% và 29% tổng nguồn vốn. Sacombank và BIDV là 2 ngân hàng đang cho FLC vay nhiều nhất với tổng dư nợ trên 3.500 tỷ đồng, tiếp theo là Ngân hàng TMCP Phương Đông.

Đa phần nợ của công ty là các khoản người mua trả tiền trước và phải trả ngắn hạn, dài hạn. Tổng nợ vay ngân hàng chỉ khoảng 6.200 tỷ đồng, chiếm gần 26% nợ phải trả. Chi phí lãi vay của công ty trong năm 2021 là 375 tỷ đồng, giảm 33% so với năm trước và tương đương 91% lợi nhuận gộp của tập đoàn.

Chủ nợ lớn nhất của Tập đoàn FLC tại ngày 31/12/2021 là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (HOSE: STB) với tổng dự nợ ngắn hạn cũng như dài hạn là hơn 1.840 tỷ đồng. Thứ 2 là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BID). Tiếp sau là Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) với dư n ợ cho vay gần 1.400 tỷ đồng.

Cả Tập đoàn FLC và Bamboo Airways đều do ông Quyết làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. FLC trước đây là công ty mẹ sở hữu 100% vốn của Bamboo Airways và hiện nay vẫn là một cổ đông lớn.

Đầu năm 2021, FLC không có dư nợ tại Sacombank. Hai bên tăng cường quan hệ đối tác sau lễ ký kết hợp tác toàn diện ngày 9/4/2021 giữa Sacombank với Bamboo Airways và hệ sinh thái liên quan tới hãng hàng không này. Từ tháng 10/2021 – tháng 1/2022, vợ chồng ông Quyết đã sử dụng gần 160 triệu cổ phần tại Bamboo Airways để làm tài sản thế chấp cho các khoản vay của Tập đoàn FLC tại ngân hàng Sacombank.

Tập đoàn FLC và ngân hàng OCB cũng từng ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược vào ngày 19/1/2019, sau đó hoạt động tín dụng giữa hai bên tăng lên mạnh mẽ.

Trong phiên 28/3, tin đồn Chủ tịch Trịnh Văn Quyết bị tạm hoãn xuất cảnh đã khiến tâm lý nhà đầu tư lo ngại, cổ phiếu họ FLC dư sàn hàng loạt, áp lực bán lan tỏa trên thị trường chung.

Exit mobile version