Sacombank chốt room ngoại ở mức 30%

Những sai phạm của Sacombank trong cho vay bất động sản

Tranh cãi suốt thời gian qua về tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại Sacombank đã kết thúc sau khi ngân hàng này chốt ở mức 30%.

Chấm dứt tranh cãi về room ngoại của Sacombank

Theo tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 vừa được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã chứng khoán: STB) công bố, HĐQT ngân hàng này sẽ trình bày trước cổ đông về việc chốt tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) ở mức 30%.

Trước đó xảy ra những tranh cãi xung quanh tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại Sacombank. Cụ thể, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cho hay, nhà đầu tư nước ngoài sẽ có tỷ lệ sở hữu tối đa tại Sacombank là 30% vốn điều lệ, trong khi đó, phía ngân hàng lại cho rằng, con số này thấp hơn.

Chia sẻ của HĐQT Sacombank cho thấy, tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu STB từ ngày 14/3/2014 đến nay đã được ĐHĐCĐ thống nhất là 30%. Tuy nhiên, VSD sau đó đã điều chỉnh đưa room ngoại của cổ phiếu STB về mức 23,63468% khi ngân hàng phát hành 400 triệu cổ phiếu STB để sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam. Đến 31/5/2021, một lần nữa VSD điều chỉnh tỷ lệ này về lại mức 30%.

Vừa qua, vào ngày 10/3, VSD đã có công văn ghi nhận sự thiếu sót trong việc điều chỉnh room ngoại của cổ phiếu STB.

Theo thống nhất của ngân hàng, tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài với cổ phiếu STB ghi nhận ở mức 30% như thông báo của VSD. Và thông tin này cũng đã chính thức khép lại tranh cãi trong thời gian qua về tỷ lệ sở hữu khối ngoại tại ngân hàng.

Ngoài ra, ban lãnh đạo ngân hàng tại phiên họp sắp tới cũng sẽ trình cổ đông thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 50% so với năm 2022, đạt 9.500 tỷ đồng. Đây sẽ là mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay của ngân hàng này nếu hoàn thành kế hoạch.

Kế hoạch của Sacombank năm 2023

Lợi nhuận của Sacombank trồi sụt quanh mức 2.000 tỷ đồng mỗi năm trước khi ông Dương Công Minh lên làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng này. Tuy nhiên, từ năm 2017, lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng. Báo cáo cho thấy, ngân hàng năm qua đạt 6.339 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, kế hoạch đặt ra vượt 20% và so với năm 2021 tăng 44%.

Năm nay, một số chi tiêu khác được nhà băng đưa ra gồm có: Tổng tài sản dự kiến tăng 11%; tổng nguồn vốn huy động dự kiến tăng 11%; tổng dư nợ tín dụng tăng 12%. Dự kiến, ngân hàng sẽ không chia cổ tức trong cả năm 2022 và 2023.

Exit mobile version