Sacombank “mạnh vì gạo, bạo cho vay” sa lầy 17.000 tỷ đồng tại dự án “nóng” đang bị điều tra  

Ngân hàng Sacombank khó xử khi hai dự án cho vay vốn điều bị điều tra.

Ngân hàng Sacombank khó xử khi hai dự án cho vay vốn điều bị điều tra. 

Thị trường lao động sôi động, lương giúp việc có thể lên tới 60 triệu đồng/tháng

Ai đang xâu xé “con nợ” KCN Phong Phú của Sacombank?

Ngày 31/3/2023, Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), danh mục Phân tích chất lượng nợ nêu rõ, khoản nợ đủ tiêu chuẩn đạt 438.902 tỷ đồng, nợ cần chú ý là 3.814 tỷ đồng, nợ dưới tiêu chuẩn là 1.343 tỷ đồng, nợ nghi ngờ là trên 681,38 tỷ đồng. Đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn là 2.541 tỷ đồng. Về rủi ro lãi suất, các khách hàng nợ quá hạn với ngân hàng Sacombank hơn 8.300 tỷ đồng. 

Thực tế, Sacombank đang “stress” vì 2 dự án ngân hàng cho vay vốn đều đang bị khởi tố và điều tra: Khu công nghiệp Phong Phú và Công ty LDG với tổng số nợ hơn 17.000 tỷ đồng.

Khu công nghiệp Phong Phú vay nợ ngân hàng 16.196 tỷ đồng. Trong đó, tiền vốn là 5.134 tỷ đồng, lãi tồn đọng là 11.061 tỷ đồng. Số tiền 16.196 tỷ đồng đã được Sacombank cho 18 tổ chức/cá nhân, vay trong 3 năm (2011 – 2013).

Theo thông tin từ Tài chính doanh nghiệp, toàn bộ 18 hợp đồng thế chấp trên đều do Tổng giám đốc CTCP KCN Phong Phú – ông Nguyễn Ngọc Quang ký xác nhận. 

Khoản nợ phát sinh tại Sacombank và được “gả bán” cho công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), VAMC đã ủy quyền cho Sacombank bán lại khoản nợ này theo quy định. 

CTCP Khu công nghiệp Phong Phú (PPIP) thành lập năm 2001. Năm 2007, CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCI) nắm 70% vốn, Công ty Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco) góp 25% và Công ty Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) góp 5%. 

“Kiềng ba chân” dự tính đầu tư 1.129 tỷ đồng và sẽ thu về khoản lợi nhuận gộp 525 tỷ đồng từ dự án. Đặc biệt, CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCI) gắn liền với tên tuổi đại gia gốc Hoa – Trầm Bê. 

Ngày 29/5/2023, Sacombank thông báo bán đấu giá không tách rời toàn bộ 18 khoản nợ bảo đảm bằng quyền tài sản tại Dự án KCN Phong Phú. Giá khởi điểm được công bố là 7.934 tỷ đồng, thấp hơn 20% so với giá trị của khoản nợ.

Trước đó, ngân hàng đã tìm cách bán đấu giá nhiều lần nhưng không về kết quả khả quan. (năm 2018, Sacombank rao bán đấu giá KCN Phong Phú với giá khởi điểm gần 6.651 tỷ đồng).

Sacombank sa lầy tại dự án bị chính phủ điều tra

Ngày 29/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố vụ án gần 500 căn biệt thự, nhà liền kề xây trái phép tại dự án khu dân cư Tân Thịnh (Viva Park) thuộc CTCP Đầu tư LDG.  

Báo đầu tư đưa tin, thời điểm thanh tra, CTCP Đầu tư LDG chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và chưa được cấp giấy phép xây dựng để thực hiện đầu tư dự án.

Đáng nói, sai phạm tại dự án Khu dân cư Tân Thịnh là 1 trong 3 vụ việc được bổ sung vào vụ việc được BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đưa vào diện theo dõi chỉ đạo tại cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo vào ngày 18/11/2022, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Phía LDG thi công trái phép 680 căn nhà, trong đó có 198 căn biệt thự, 290 căn nhà liền kề đã thi công xong, 192 căn nhà liền kề đang thi công dang dở. Không chỉ vậy, LDG còn ký hợp đồng nguyên tắc bán nhà cùng 60 khách hàng với số tiền hơn 132 tỷ đồng, đã có 7 hộ gia đình đến ở trong khi các dự án nhà này chưa đủ điều kiện để được kinh doanh theo quy định pháp luật. 

Về nợ phải trả, tính đến ngày 31/12/2022, nợ phải trả của LDG lên đến 4.658 tỷ đồng, Sacombank góp tên trong danh sách “chủ nợ” với khoản tiền giải ngân lên tới 600 tỷ đồng. 

ViMoney tổng hợp

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin tham khảo và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version