SafeMoon là gì? Tìm hiểu về đồng SafeMoon token

Một số loại tiền điện tử mới đang cố gắng tăng nhanh vượt quá sức tưởng tượng – “to the moon” như Bitcoin, Ethereum và Dogecoin đã từng làm. Trong đó, SafeMoon đã xây dựng thương hiệu của mình dựa trên cụm từ phổ biến này. Vậy SafeMoon là gì? Hãy dùng tìm hiểu SafeMoon trong bài viết dưới đây.

SafeMoon là gì?

SafeMoon là đồng tiền điện tử ra mắt vào đầu năm 2021, sử dụng công nghệ blockchain do Binance phát triển. Khẩu hiệu hoạt động của giao thức này là “An toàn lên mặt trăng”.

Nhà sáng tạo ra SafeMoon nói rằng mục đích của SafeMoon nhằm giải quyết vấn đề biến động mà phần lớn tiền điện tử đều gặp phải. Để làm được điều này, SafeMoon không khuyến khích giao dịch trong ngày đối với token SAFEMOON mà thưởng cho những người nắm giữ lâu dài bằng cách tính phí 10% cho mỗi lần bán. Một nửa số phí thu được được sẽ phân phối đến cho các chủ sở hữu coin SAFEMOON hiện tại.

SafeMoon cũng đã từng giải thích mục tiêu hướng đến, “Chúng tôi muốn hạn chế tối đa biến động thị trường. Khi ‘cá voi’ lựa chọn xả hàng, mục tiêu của chúng tôi là ngăn chặn các đợt bán tháo lớn.”

SafeMoon áp dụng cách thức burn thủ công thay vì burn tự động. Theo đội ngũ của SafeMoon, burn thủ công giúp SafeMoon kiểm soát nhiều hơn nguồn cung. Burn coin hay đốt tiền mã hoá là quá trình loại bỏ vĩnh viễn một số lượng đồng tiền mã hoá ra khỏi lưu thông, làm giảm tổng cung. Về bản chất, quá trình đốt coin làm giảm lượng cung thị trường và tạo ra sự khan hiếm về mặt kinh tế, sinh ra khả năng gia tăng về mặt giá trị.

Trong suốt năm 2021, SafeMoon đã nhận được sự ủng hộ của những người nổi tiếng như blogger thể thao David Portnoy, rapper Lil Yachty và Youtuber Jake Paul. Do đó, giá trị của SafeMoon đã tăng nhanh chóng.

Các chức năng của Safemoon

Static reward

Static rewards giải quyết một loạt các vấn đề. Đầu tiên, số tiền thưởng có điều kiện tùy thuộc vào khối lượng token được giao dịch. Cơ chế này nhằm mục đích giảm bớt một số áp lực bán gây ra đối với token do những người chấp nhận trước đó bán token của họ sau khi farming với APY cao. Thứ hai, cơ chế này khuyến khích người nắm giữ các token của họ để thu được các khoản hỗ trợ cao hơn, dựa trên tỷ lệ phần trăm được thực hiện và phụ thuộc vào tổng số token mà chủ sở hữu nắm giữ.

Manual burn

Chỉ có SafeMoon mới có toàn quyền quyết định cơ chế kiểm soát việc đốt. Trung tâm của phương pháp này đó chính là giữ cho các chủ sở hữu có thể gắn bó được lâu dài hơn. Điều này cũng được thực hiện thưởng cho họ cũng như nắm giữ token của họ.

Automatic Liquidity Pool (LP)

Dự án có chức năng hoạt động mang lại lợi nhuận cho người nắm giữ. Đầu tiên, hợp đồng thu hút token từ người bán và người mua, và thêm số token vào LP để tạo ra một sàn giá vững chắc.

Sau đó, phí phạt hoạt động như một cơ chế chống chênh lệch giá nhằm đảm bảo khối lượng SAFEMOON làm phần thưởng cho người nắm giữ. Về lý thuyết, LP được thêm vào tạo ra sự ổn định từ LP được cung cấp bằng cách thêm phí vào tính thanh khoản tổng thể của token, do đó tăng LP tổng thể của token và hỗ trợ giá sàn của token. Điều này khác với chức năng đốt của các token khác, vốn chỉ có lợi trong ngắn hạn từ việc giảm nguồn cung được cấp.

Thông tin cơ bản về SafeMoon token

Roadmap

Q2 2021

Việc tích hợp tokenomic của Whitebit được hoàn thành cùng với việc hoàn thành ứng dụng, ví và game. Việc tích hợp Bitmart với tokenomics cũng sẽ được hoàn thành trong quý này. Dự án sẽ bắt đầu xây dựng NFT Exchange cũng như tích hợp game. 

Q3 2021

Dự án hoàn thành ứng dụng giáo dục tiền điện tử và bắt đầu dự án từ thiện của riêng mình. Ngoài ra, SAFEMOON bắt đầu quyên góp từ danh sách cộng đồng cho một số sàn giao dịch (Coinbase, Binance, Kraken). 

Q4 2021

SAFEMOON hoàn thành SafeMoon Exchange và dự án từ thiện. Dự án sẽ hoàn thành tích hợp với thị trường châu Phi.

Ưu, nhược điểm của SafeMoon

Ưu điểm

Nhược điểm

Exit mobile version