Salerno Law khởi kiện công ty phát hành QOIN token bồi thường trị giá $100 triệu

Salerno Law khởi kiện công ty phát hành QOIN token bồi thường trị giá $100 triệu

Các nhà phát hành QOIN token của Úc sẽ phải đối mặt với một vụ kiện trị giá 100 triệu đô la với cáo buộc gian lận và kinh doanh đa cấp.

Salerno Law kiện QOIN token có hành vi kinh doanh gian lận

Nhà phát hành một loại tiền điện tử gây tranh cãi với quy định về số lượng bán ra tối đa 125 USD mỗi ngày trên sàn giao dịch đang phải đối mặt với sự phản đối từ một công ty luật của Úc.

Công ty luật Salerno Law có trụ sở tại Queensland đã đưa ra thông báo rằng công ty này sẽ đệ đơn kiện BPS Financial Limited, công ty đứng sau mã thông báo QOIN, khi cho rằng công ty này đã có những hành vi gian lận và lừa đảo khi bán các sản phẩm tài chính theo mô hình đa cấp và không tuân thủ chấp hành các quy định về dịch vụ tài chính tại quốc gia này. Dự kiến, vụ kiện này sẽ yêu cầu bồi thường thiệt hại lên tới 100 triệu USD.

Salerno Law, công ty luật chuyên về các vấn đề tranh chấp liên quan đến tiền điện tử đã bắt đầu thu thập các chứng cứ liên quan đến các nhà đầu tư và người bán, những người chịu thua lỗ do các quy định giới hạn được đặt một cách tùy ý cho những người giao dịch QOIN token vào tuần trước.

Mã thông báo QOIN được phát hành dựa trên blockchain độc quyền của công ty. Đây là lý do khiến QOIN không được các sàn giao dịch phi tập trung hỗ trợ và chỉ có thể được hoán đổi bằng cách sử dụng “Block Trade Exchange” (BTX Exchange) với việc người dùng bị giới hạn bán các token với tổng giá trị tối đa là 125 USD. Tuy nhiên, những người giao dịch mã thông báo này lại được khuyến khích mua QOIN token có giá trị từ 100 USD đến 10.000 USD.

Sàn giao dịch BTX, BPS và QOIN đều nằm dưới sự kiểm soát của Tony Wiese và Raj Pathak. Đồng thời, đây cũng là 2 vị giám đốc của Bartercard, một hệ thống cho phép các doanh nghiệp trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua việc sử dụng một hệ thống tín dụng độc quyền được gọi là “trade dollars”.

Tony Wiese – Một trong 2 giám đốc của Bartercard và sàn giao dịch BTX

Salerno Law cho biết họ đã có cuộc trao đổi với một số chủ sở hữu mã QOIN token và những người này cho biết họ đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc bán hoặc rút mã thông báo trên sàn giao dịch BTX và đổi mã thông báo tại các merchant.

“Chủ sở hữu và những người bán đã đưa ra lời cáo buộc rằng họ không được chấp nhận thanh toán QOIN token hay sử dụng mã thông báo lấy tiền tệ fiat do các điều khoản của Sàn giao dịch BTX khiến các mã thông báo này không có tính hữu dụng.”

Ngày 28/10, QOIN đã đưa ra lời phủ nhận trên trang web chính thức của mình, cho rằng các cáo buộc trên là “vô căn cứ”.

Mặc dù vậy, những đánh giá công khai của những người dùng mã QOIN token này cũng thể hiện thái độ gay gắt về dự án:

“QOIN hoàn toàn là một trò đùa. Hãy thực sự tìm hiểu kĩ để thấy rằng công ty này toàn thực hiện các giao dịch gian lận xảo quyệt”, một người dùng trên trang web Product Review đưa ra bình luận về QOIN token.

“Tôi đánh giá 0 sao cho mã này. Đây HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI là một khoản đầu tư. Đây là một hệ thống trao đổi khép kín giữa các doanh nghiệp. Nếu bạn may mắn thực hiện được hoạt động rút tiền thì tối đa bạn cũng chỉ có thể rút được 125 USD/1 ngày”, tài khoản “Michelle từ New South Wales” cũng bình luận.

Việc bị Salerno đưa ra lời cáo buộc không phải là lần đầu tiên QOIN nhận những lời chỉ trích. Trước đó, hiệp hội công nghiệp địa phương Blockchain Australia đã xóa bỏ tư cách thành viên của QOIN và yêu cầu xóa tên và logo của hiệp hội ra khỏi các ấn phẩm quảng cáo, tiếp thị của QOIN token vào tháng 2 năm nay. Lý do bởi hiệp hội đã đưa ra lời cáo buộc rằng công ty này có hành vi tham gia vào hoạt động kinh doanh đa cấp.

“Thành viên cũ này đã được yêu cầu ngừng sử dụng logo và tên của hiệp hội Blockchain Australia trong các hoạt động kinh doanh hoặc quảng cáo của họ”, Hiệp hội Blockchain Australia thông báo.

Nguồn: Cointelegraph

Exit mobile version