Dường như những thách thức pháp lý đối với nhà sáng lập FTX Sam Bankman-Fried sẽ chưa thể sớm kết thúc, kể cả những dòng tweet khiến các nhà lập pháp tức giận. Thậm chí, luật sư của Sam đã từ bỏ vụ kiện.
Ở vòng gọi vốn vào tháng 10/2021, FTX được định giá ở mức 25 tỷ USD và huy động được tiền từ các nền tảng tài chính nặng ký như BlackRock, Tiger Global, quỹ tài sản Singapore Temasek và Sequoia Capital. Vài tháng sau, một số trong số những nhà đầu tư đó đã giúp sàn tiền số này huy động được 400 triệu USD cho công ty con của FTX tại Mỹ, với mức định giá 8 tỷ USD
FTX cho biết số tiền này sẽ giúp phát triển doanh nghiệp, cải thiện trải nghiệm người dùng và thúc đẩy các thủ tục pháp lý.
Tuy nhiên, phần lớn số tiền mặt đã được sử dụng để hoàn trả cho việc mua lại cổ phần của Binance trong FTX một tháng trước đó.
Động thái này đang bị chỉ trích rộng rãi vì việc rút ra một số tiền khổng lồ như vậy là điều cấm kỵ đối với các công ty khởi nghiệp vì người sáng lập có thể thu được lợi nhuận trước các nhà đầu tư. Điều đang chú ý là báo cáo tài chính của FTX cho thấy cựu CEO và cũng là nhà sáng lập Sam Bankman-Fried đã bỏ túi riêng khoảng 300 triệu USD khi sàn huy động vốn. Hiện vẫn chưa rõ Sam Bankman-Fried đã làm gì với 300 triệu USD đó.
Bên cạnh đó, Binance đã nhận được 2,1 tỷ USD dưới dạng token BUSD và FTT. Vào đầu tháng 11, Giám đốc điều hành Binance Changpeng Zhao tuyên bố rằng công ty này sẽ thoái vốn token FTT từ “những thông tin được hé lộ trong thời gian gần đây”. Ông chủ Binance cho biết đây là quá trình quản trị rủi ro sau khi thoái vốn với bài học từ sự sụp đổ của đồng Luna.
Sau đó, sàn giao dịch FTX bị sụp đổ đột ngột và nhanh chóng với khoản thiếu hụt 8 tỷ USD do các giao dịch mờ ám. FTX đã phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chapter 11. Hiện Bankman-Fried và FTX là đối tượng điều tra của Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ và Bộ Tư pháp bởi sự quản lý “mập mờ” tài sản tiền của khách hàng.