Sàn FTX là gì? Hướng dẫn giao dịch trên sàn FTX đầy đủ nhất 2021

ViMoney - Sàn FTX là gì? Hướng dẫn giao dịch trên sàn FTX đầy đủ nhất 2021

Sàn FTX là gì? ViMoney xin chia sẻ hướng dẫn chi tiết các bước đăng ký tài khoản, giao dịch trên sàn FTX và giải đáp các câu hỏi thường gặp tại đây!

Ngày càng nhiều các sản phẩm phái sinh của thị trường Crypto được mọi người quan tâm và muốn giao dịch. Cùng với đó các sàn giao dịch cũng nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu này để đưa ra các sản phẩm sàn giao dịch phái sinh cho người dùng. 

Trong bài viết hôm nay, ViMoney muốn giới thiệu với các bạn sàn FTX – chuyên tập trung vào các sản phẩm phái sinh.

Vậy sàn FTX là gì? FTX có những ưu điểm nào hơn so với những sàn khác hiện đã ra mắt thị trường? Cách sử dụng FTX như thế nào? Hãy cùng ViMoney tìm hiểu qua bài viết này.

I. Sàn FTX là gì?

FTX là sàn giao dịch hàng đầu chuyên cung cấp các sản phẩm phái sinh liên quan tới tiền điện tử như: Spot (giao dịch tức thì), Futures Contracts (hợp đồng tương lai), Option (giao dịch quyền chọn), Leveraged Tokens (Margin) và OTC.

Được thành lập bởi Alameda Research – một trong những nhà tạo lập thị trường (Market Makers) và cung cấp thanh khoản lớn nhất thế giới, FTX là sàn giao dịch được xây dựng bởi các nhà đầu tư và dành cho chính những nhà đầu tư. FTX cam kết xây dựng sàn giao dịch phái sinh tốt nhất bằng cách:

Giao diện chính của sàn FTX

1.1 Các thông tin cơ bản về sàn FTX

Trước đó, Alameda Research được thành lập vào tháng 10/2017. Quản lý hơn 100 triệu đô la tài sản kỹ thuật số và giao dịch từ 600 triệu đến 1.5 tỷ đô la mỗi ngày. Đồng thời, Alameda Research cũng là nhà hỗ trợ chính cho sàn FTX.

Vào tháng 7/2021, FTX đã thành công gọi vốn với số tiền rất lớn lên đến 900 triệu USD, và FTX sau đó được định giá 18 tỷ USD. Tháng 10/2021, FTX tiếp tục gọi vốn thành công hơn 420 triệu USD vòng Series B-1, nâng định giá công ty đạt mức 25 tỷ USD.

Bên cạnh FTX, Alameda Research cũng là nhà đầu tư lớn cho nhiều dự án khác.

Đọc liên quan: Bankman-Fried: SEC phê duyệt Bitcoin ETF là “Bước tiến lớn”, FTX có kế hoạch mở rộng kinh doanh sang Mỹ

1.2 Đánh giá sàn FTX 

Ưu điểm

Nhược điểm

1.3 Các loại phí trên sàn FTX

Phí giao dịch 

FTX có cấu trúc phí theo từng cấp, phí giao dịch Spot và Futures trên sàn FTX được trình bày như sau:

Phí giao dịch sàn FTX (2021).

Ngoài ra, sàn FTX còn có giảm giá cho người sở hữu FTX Token (FTT). Giảm giá hiện tại, dựa trên nắm giữ FTT của người dùng. Các bạn có thể xem chi tiết về việc cập nhật phí trên sàn FTX tại đây.

Phí nạp rút

Tính đến thời điểm hiện tại, người dùng khi nạp và rút coin trên sàn FTX đều không phải tốn phí. Tức là bạn chỉ tốn phí tx fee trên mạng lưới Blockchain. Đây được xem là một ưu điểm mạnh để thu hút lượng lớn người dùng của FTX. Tuy nhiên sau này, sàn có thể thu phí rút coin.

ViMoney sẽ update cho các bạn khi có thông tin mới nhất. Vì thường các sàn không sớm thì muộn họ cũng sẽ thu phí rút.

Phí khác

Sàn FTX hiện có tương đối nhiều ưu đãi về các loại phí (fee):

II. Hướng dẫn đăng ký tài khoản sàn FTX

Chuẩn bị trước khi đăng ký FTX

Để việc đăng ký không tốn nhiều thời gian, cần chuẩn bị trước một số thứ theo danh sách sau:

Bước 1: Đăng ký tài khoản giao dịch trên sàn FTX  

Đầu tiên, truy cập vào trang web của sàn FTX ở đường link

Sau đó nhập Email Mật khẩu ⇒ Chọn Click to Verify.

Lưu ý: Cần phải gõ trực tiếp chứ không thể copy-paste vào các ô thông tin này được. Mật khẩu cần đạt 2 điều kiện sau: 

Điền Email và Mật khẩu đăng ký FTX.

Kéo trượt hình tròn để mảnh ghép phía trên được khớp với ô trống.

Tiếp theo, chọn I agree to the FTX Terms of Service để xác nhận đồng ý với điều khoản sử dụng của FTX. Sau đó chọn Sign Up.

Như vậy là chúng ta đã đăng ký thành công tài khoảng sàn FTX. Với tài khoản này, có thể rút được 1,000 USD/ngày.

Tuy nhiên, để bảo mật tài khoản tốt hơn thì nên thực hiện xác minh KYC ở bước tiếp theo đây, cũng sẽ không bị giới hạn rút khi hoàn thành KYC.

Bước 2: Xác minh danh tính – KYC

Trước tiên, KYC là gì?  KYC (Know Your Customer) là quá trình thu thập thông tin nhận dạng có liên quan tới khách hàng của một dịch vụ nào đó. Các thông tin cơ bản thường được thu thập là ảnh chân dung, số chứng minh thư, Passport, địa chỉ,… 

Mục đích của quá trình KYC là việc loại bỏ những người không đủ tiêu chuẩn khỏi việc sử dụng một dịch vụ nào đó. Với mỗi đơn vị khác nhau, các tiêu chuẩn này có thể khác nhau.

Để KYC tài khoản trên FTX, thực hiện như sau:

Từ giao diện trang chủ của FTX, anh em chọn biểu tượng Setting như dưới đây.

Ở đây, có 2 khu vực cần thực hiện xác minh:

Chọn Enable Trading and Deposits để xác minh danh tính. Ở đây, cần điền đầy đủ các thông tin để xác minh Level 1, bao gồm: 

Sau khi xác minh Level 1 xong, tài khoản đã có thể rút từ $2,000 đến $9,000 mỗi ngày.

Sau khi điền các thông tin, anh em chọn Submit Information, FTX sẽ tiếp tục cho xác minh Level 2 với các thông tin sau:

Tiếp theo cần xác minh danh tính bằng cách chọn Bắt đầu.

Chọn Quốc gia / khu vực cấp và loại ID, ở đây mình chọn Việt Nam và Thẻ căn cước.

Tiếp theo, chọn phương pháp tải ảnh ID lên bằng điện thoại hoặc webcam máy tính, bao gồm:

Tiếp đó, điền Residential address (địa chỉ cư trú) bao gồm: địa chỉ cụ thể và quốc gia nơi mình sinh sống.

Thực hiện xác minh số điện thoại bằng cách nhập số điện thoại của mình vào ô phía dưới, chọn Request SMS code ⇒ Điền mã gồm 6 chữ số được gửi về tin nhắn điện thoại ở ô SMS Code.

Kéo xuống dưới và chọn Submit Information.

Chọn Upload Additional Documents để bổ sung thêm tài liệu xác minh cần thiết. 

Chọn Proof of Address, đây là tài liệu chứng minh địa chỉ, có thể là Hóa đơn tiện ích gần đây, Bảng sao kê ngân hàng, Hợp đồng cho thuê hoặc CMND bao gồm địa chỉ.

Tải ảnh lên và chọn Upload.

Bước 3: Kích hoạt bảo mật 2 bước 2FA

Đây là bước giúp tăng cường khả năng bảo mật cho tài khoản trên sàn, rất nên kích hoạt 2FA.

Chọn vào Setting >> Security >> Two-Factor Authentication >> Authy / Google Authenticator.

Tải app Google Authenticator hoặc Authy để quét mã dưới đây, đồng thời lưu lại chuỗi ký tự của 16 chữ số để backup. 

Ngoài ra, có thể chọn phương án bảo mật bằng SMS. Nhưng, cách này thường mất thời gian để chờ tin nhắn tới, hoặc phức tạp khi đổi sim.

III. Hướng dẫn nạp rút tiền, mua bán ở sàn FTX 

3.1 Nạp tiền

Từ trang chủ của sàn FTX, chọn Wallet như hình bên dưới.

Muốn gửi coin nào, chỉ cần nhập mã token của coin đó vào ô tìm kiếm.

Dưới đây là ví dụ với BTC, tương tự với các đồng khác.

Nhập BTC và chọn Deposit.

Việc tiếp theo cần làm là nạp Bitcoin (BTC) vào địa chỉ ví được hiển thị.

Lưu ý: Là địa chỉ ví của coin nào mình chỉ gửi coin đó, đừng gửi vào coin khác.

3.2 Rút tiền

Bước rút tiền này gần như tương tự với nạp tiền. Nhưng thay vì “Deposit” thì anh em chọn “Withdraw”.

Sau đó, nhập địa chỉ ví của mình vào ô “Address”, nhập số lượng cần rút tiền vào ô “Amount”. Cuối cùng, chọn “Withdraw”.

3.3 Mua bán coin

FTX được biết đến như sàn giao dịch mảng phái sinh tốt nhất tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mảng Spot không chất lượng. Người dùng có thể nạp tiền thông qua các chain như Ethereum, Solana, Tron,…

Ngoài ra, sàn cũng có hỗ trợ rất nhiều token đòn bẩy: ETHBULL, SUSHIBULL, ETH BEAR,…

Để mua bán coin, chọn Market.

Có thể chọn nhiều thể loại coin mình muốn mua/bán như: Future, Spot, Stock, Leveraged tokens,…

IV. Các loại lệnh phải biết khi giao dịch FTX

Limit Order – Lệnh Giới Hạn: Limit Order cho phép người dùng tự thiết lập mức giá mua/bán mà họ mong muốn. Lệnh giới hạn sẽ chỉ được thực thi khi giá thị trường đạt được mức giá giới hạn đã thiết lập trước đó.

Market Order – Lệnh Thị Trường: Cho phép có thể nhanh chóng mua một tài sản ngay tại thời điểm đặt lệnh. Thường giao dịch theo lệnh market sẽ được khớp ngay và luôn trở thành lệnh ưu tiên hàng đầu trong tất cả các lệnh chờ khớp.

Stop Limit – Lệnh Dừng Giới Hạn: Lệnh này sẽ có 2 mức giá là Mức giá dừng (Stop) và Mức giá giới hạn (Limit). Khi giá đã chạm đến mức giá dừng, lệnh giới hạn sẽ được ngay lập tức đẩy lên sổ lệnh và chờ khớp lệnh.

Stop Market – Lệnh Dừng Thị Trường: Lệnh này cũng sẽ có 2 mức giá là Mức giá dừng (Stop) và Mức giá thị trường (Market). Khi giá chạm đến mức giá dừng, lệnh thị trường sẽ được kích hoạt và khớp lệnh ngay tức khắc.

Trailing Stop: Cho phép cắt lỗ một cách linh hoạt, lệnh này như một Stoploss động di chuyển cùng chiều với xu hướng lệnh, ví dụ: Khi lệnh giao dịch đang có lãi, có thể đặt Trailing Stop và giá sẽ luôn dịch chuyển lên cao dần theo 1 số pip nhất định khi mà lệnh BUY đã có lời, ngược lại nó sẽ thấp dần nếu lệnh Sell đang có lời.

V. Hướng dẫn giao dịch khác trên sàn FTX

5.1 Giao dịch đòn bẩy – Trade Margin trên sàn FTX

Trade Margin còn được gọi là giao dịch ký quỹ. Đây là một hình thức giao dịch sử dụng đòn bẩy tài chính để người dùng có thể mua bán trao đổi với số tiền lớn hơn mức họ có. Từ đó, tạo ra lợi nhuận cao hơn và tất nhiên rủi ro cũng sẽ cao hơn giao dịch thông thường.

Từ ngày 25/7, Sàn FTX chỉ cho phép trade margin với tỷ lệ đòn bẩy là 1x, 3x, 5x, 10x và 20x.

Để được phép margin, sàn FTX không bắt buộc anh em phải thực hiện KYC thành công. Người dùng chỉ có thể thực hiện margin với đồng USD. Nghĩa là, mình có thể ký quỹ USD để mua các coin khác hoặc bán coin để thu về USD.

Để trade margin trên FTX, thực hiện như sau:

Đầu tiên, cần chuyển đổi đồng coin mình đang giữ sang USD. Chọn “Leveraged Tokens“.

Sau đó chọn đòn bẩy để lọc ra các tài sản có đòn bẩy này.

Vậy là đã chuẩn bị xong tài khoản Margin.

Sau đó, kéo xuống dưới sẽ thấy chỗ mua bán các token này, nhưng phải nạp USD trước đó, nếu không sẽ hiện ra chữ “DEPOSIT USD”.

5.2 Giao dịch hợp đồng tương lai – Trade Future trên FTX

Future là giao dịch hợp đồng tương lai, đây là một sản phẩm phái sinh của tài sản kỹ thuật số. 

Nó giống như một thỏa thuận mua hoặc bán một loại hàng hóa, tiền tệ hay một công cụ khác ở một mức giá được xác định trước, tại một thời điểm xác định trong tương lai. 

Tuy nhiên hợp đồng mua bán này không có ngày đáo hạn, do vậy người giao dịch có thể giữ vị thế bao lâu tùy thích.

Để Trader Futures trên FTX, thực hiện như sau:

Ở giao diện chính màn hình, anh em chọn ‘’FUTURES’’ rồi chọn loại hợp đồng muốn giao dịch.

Ở đây mình sẽ ví dụ về đồng BTC-PERP.

Việc giao dịch này tương tự như khi giao dịch Spot (giao ngay) bình thường.

Tuy nhiên, đây là giao dịch Hợp đồng tương lai, nên không cần nắm giữ chính xác tài sản crypto đó, mà chỉ cần có tài sản thế chấp tương ứng Collateral và giao dịch trên chỉ số của nó.

5.3 Đặt lệnh Stop-Limit khi giao dịch

Ở đây phải xác định được giá bắt đầu giao dịch. Cụ thể, khi tạo lệnh Stop-Limit, phải nhập trực tiếp giá kích hoạt (Trigger Price). 

Ví dụ: BTC-PERP đang giao dịch ở mức $10,000. Sử dụng Stop-Limit mua với giá kích hoạt là $10.5 và size 5. Khi thị trường tăng lên $10.5, lệnh Stop-Limit sẽ được kích hoạt và FTX sẽ biến nó thành lệnh mua 5 BTC-PERP.

VI. Hướng dẫn sử dụng các tính năng phụ trên FTX

6.1 Lấy mã API Key  

Đối với các bạn cần sử dụng tools để trade hoặc quản lý danh mục đầu tư thì API Key là mục mà không thể bỏ qua.

Để kích hoạt API Key cho tài khoản của mình, chọn SETTING như hình dưới.

Sau đó chọn API.

Chọn Create API để tạo API.

6.2 Lấy link ref để giới thiệu trên FTX

Ở trang giao diện chính FTX, anh em vào phần SETTING như trên. Ở giữa màn hình sẽ thấy link liên kết.

Mình sẽ được nhận 30% phí giao dịch của người mình giới thiệu. Người được giới thiệu sẽ được giảm 5% phí cho 30 nghìn tỷ đô giao dịch đầu tiên.

Với chính sách này, mời càng nhiều người và những người này trade thường xuyên thì số thu nhập thụ động nhận được càng lớn.

6.3 Tạo subaccount – Tài khoản phụ

Subaccount là tài khoản phụ, dùng để chứa tài sản giống tài khoản chính. Công dụng của Subaccount là:

Cách tạo Subaccount:

Từ màn hình chính, bấm Wallet, sẽ hiện ra giao diện như hình dưới.

Bấm Create để tạo Subaccount. Kế bên nút Create là tên các Subaccount mình đã tạo để tham gia các IEO của FTX. Sau đó, chỉ cần đặt tên cho Subaccount là xong.

6.4 Mua bán NFT

Vào đầu tháng 9/2021, FTX ra mắt sàn giao dịch NFT, nơi người dùng có thể đăng các NFT của mình lên bán hoặc mua từ người khác tương tự Opensea.

Phí của người mua là 0%, phí của người bán là 2%. Con số này dù cho khá cao so với giao dịch trên DEX (thông thường là 0.3%), nhưng nhìn chung vẫn rẻ hơn Opensea (2.5%).

NFT được mint trên FTX sẽ được list với tiền tệ là USD, SOL, ETH.

Để tham gia giao dịch NFT trên FTX, anh em bấm vào NFT trên trang chủ.

Để xem các NFT của người khác, bấm Browse, còn nếu muốn mint NFT, bấm Mint

Sau khi bấm vào Browse, có thể tìm các bộ sưu tập yêu thích.

Sau đó bấm vào để xem cụ thể có bao nhiêu người đang bán. Giả sử mình bấm vào FTX Swag, sẽ hiện ra như sau:

Chọn người bán có mức giá phù hợp, sau đó bấm vào mua.

Còn nếu muốn mint, sau khi bấm vào Mint, nhập các thông tin theo hướng dẫn, sau đó upload hình ảnh là hoàn tất.

VII. Câu hỏi thường gặp khi trade coin trên sàn FTX

7.1 Có nên giao dịch trên sàn FTX không?

Dù có tuổi đời không nhiều như sàn Binancesàn Huobi,… nhưng FTX hiện tại đang là một trong những sàn lớn với tốc độ phát triển đáng kinh ngạc, đặc biệt là tạo cho người dùng trải nghiệm rất tốt về các sản phẩm phái sinh và spot. 

Do đó, có thể đưa FTX vào list các sàn ưu tiên giao dịch.

7.2 Sàn FTX có lừa đảo không?

Tính tới thời điểm này, sàn FTX chưa gặp trường hợp bị tố cáo là lừa đảo. Chuyện bị mất cắp tài sản cũng chưa từng xảy ra trên sàn FTX. 

7.3 Sàn FTX có bị hack chưa?

Vào ngày 13/09, nhiều người dùng Twitter chuyên phân tích dữ liệu blockchain có tên Bitcoin Block Bot đã phát hiện những điểm đáng ngờ xoay quanh một giao dịch BTC “khủng”. Theo đó, giao dịch này được lần đầu ghi nhận vào khoảng 10 giờ tối ngày 10/09/2021 tại block Bitcoin số 699.915, với giá trị 45.504 BTC. Giao dịch bắt nguồn từ FTX. Với giá trị chuyển tiền lớn như vậy, khả năng cao đây là một giao dịch thay đổi ví của FTX nhằm đảm bảo bảo mật cho quỹ tiền trên sàn, điều mà thường cũng hay được các sàn giao dịch lớn khác thực hiện.

Tuy nhiên, một điểm bất ngờ nhanh chóng được phát hiện ra. Số 45.000 BTC trên kể từ đó đến nay đã được chuyển đi đều đặn từ ví này sang ví khác mỗi 10 phút, tức là mọi block Bitcoin được đào lên từ ngày 10/09 đều ghi nhận nó. Sự kỳ lạ chưa dừng lại tại đấy khi sau mỗi giao dịch, chỗ 45k BTC sẽ tiêu tốn một lượng phí cho mạng lưới Bitcoin và để lại một ít BTC trong ví chứa chúng.

Ngay khi nhận thấy vấn đề, nhiều người đã lên tiếng khẳng định rằng sàn FTX đã bị hack, với thiệt hại lên đến hơn 2 tỷ USD. Nếu đúng thì đây sẽ là vụ tấn công tiền mã hóa lớn nhất lịch sử, bỏ xa kỷ lục 611 triệu USD của Poly Network hồi tháng 8.

Lý do để họ đưa ra kết luận như vậy là việc sau khi truy vết dòng tiền, các nhà phân tích phát hiện chỗ 45k BTC trên đã có lúc được chuyển đến một ví có liên hệ với Hydra – một chợ đen “hàng cấm” của Nga.

Trước sự xôn xao của cộng đồng, vào tối ngày 13/09, CEO FTX Sam Bankman-Fried đã đưa ra một thông báo ngắn gọn về giao dịch: “Dành cho những ai chưa biết, hoạt động rút Bitcoin bao gồm việc kết hợp nhiều dữ liệu UTXO từ các địa chỉ nạp, cách đây vài ngày chúng tôi đã gộp chung nhiều UXTO vào một địa chỉ để giúp quá trình xử lý diễn ra nhanh chóng hơn.”

*UTXO là viết tắt của Unspent Transaction Output, thuật ngữ nôm na có thể hiểu là lượng tiền mã hóa chưa được dùng trong giao dịch này, do đó sẽ có thể được sử dụng trong các giao dịch tiếp theo.

Tuyên bố của người đứng đầu FTX đã xác nhận giao dịch 45k BTC đúng là do sàn thực hiện, nhưng vẫn không thể giải thích việc tại sao số tiền trên vẫn đang tiếp tục di chuyển.

Đến sáng ngày 14/09, Sam Bankman-Fried tiếp tục đăng thêm 2 tweet giải thích:

“Lưu ý rằng dòng tiền sẽ xoay vòng khi chúng tôi thực hiện giao dịch rút BTC, do đó đừng bất ngờ khi số tiền trên tiếp tục di chuyển.”

“Chúng tôi sẽ tạo ra các địa chỉ mới với mỗi giao dịch.”

CEO FTX Sam Bankman-Fried khuya ngày 14/09 tiếp tục đăng một tweet mới về vụ việc, thông báo rằng sẽ tách số tiền BTC trên thành các khoản nhỏ hơn (cỡ 2.000 BTC) để tránh spam các con bot cảnh báo giao dịch Bitcoin “khủng”.

Với cách trả lời “không quan tâm mấy đến những chỉ trích bên ngoài” từ phía người đứng đầu FTX, có thể thấy sàn vẫn kiểm soát hoàn toàn số tiền trên, và dường như không muốn chia sẻ thêm về quy trình rút tiền của mình. Nói cách khác, sàn ngầm khẳng định mọi thứ vẫn ổn, người dùng hãy cứ giao dịch, còn những vấn đề giao dịch cứ để cho sàn lo.

7.4 Mất 2FA trên FTX thì phải làm sao?

Khi bị mất 2FA trên sàn FTX, đầu tiên anh em nên kiểm tra lại xem mình có lưu Key 16 chữ số lúc kích hoạt Google Authenticator chưa.

Nếu có lưu Key thì anh em chỉ cần nhập lại 16 chữ số đó vào app là Google Authenticator tự động tạo lại mã mới cho anh em.

Trong trường hợp không còn Key, anh em có thể vào đây để xem hướng dẫn cách xử lý.

7.5 Sàn FTX có hay bị lỗi bảo trì không?

Hiện tại, sàn FTX chưa có thông tin bảo trì cũng như thông báo sẽ bảo trì trong thời gian tới.

Khi nào có thông báo bảo trì mình sẽ update cho anh em biết rõ hơn.

7.6 Sàn FTX của nước nào?

FTX thuộc sở hữu của FTX Trading LTD, một công ty được thành lập tại Antigua và Barbuda.

7.7 Coin sàn FTX là gì?

Ngày 29/07/2019, sàn FTX đã phát hành Token của mình là FTX Token (FTT). Có thể mua FTT token trên sàn FTX bằng cách vào mục FTT ⇒ Mua FTT.

FTT là token ERC-20 & SPL, token sẽ được dùng để:

Cơ chế đốt Token FTT, cơ chế này sẽ tiếp tục cho đến khi ít nhất một nửa số Token FTT bị đốt cháy.

7.8 Có cần phải KYC mới được rút tiền ra khỏi sàn FTX không?

Với sàn FTX, không cần KYC là đã có thể rút được $2,000/ngày. Đây là một chính sách khá lý tưởng với những bạn đang dùng thử sàn, hoặc trade với số lượng nhỏ.

Tuy nhiên, các bạn nên KYC và bảo mật 2FA để tài khoản được bảo vệ tốt hơn.

7.9 Hạn mức nạp rút tiền trên sàn FTX là bao nhiêu?

Tiền gửi: Không có giới hạn tiền gửi.

Rút tiền: Đối với các tài khoản chưa được xác minh KYC là 2,000$/ngày. Đối với các tài khoản đã xác minh thành công thì không có giới hạn rút tiền.

7.10 App FTX trên Android, iOS là gì

Hiện đã có ứng dụng trên hai nền tảng này. Có thể tải ứng dụng sàn FTX trên Mobile thông qua link sau:

7.11 Sàn FTX có IEO không?

Cho đến nay, FTX đã thực hiện một số IEO và các dự án này đều thuộc hệ sinh thái Solana như Serum (SRM), Hedget (HGET), UoBots (UBXT), Bonfida Token (FIDA), Maps.me (MAPS), Solrise Finance (SLRS), Mercurial Finance (MER), Oxygen Protocol (OXY)

IEO là gì? IEO (Initial Exchange Offering) là một hình thức gọi vốn crowdfunding thông qua hình thức chào bán token trên các sàn giao dịch Crypto. Nếu như với ICO, các bạn sẽ mua token trực tiếp từ dự án. Thì với IEO, token sẽ được bán trên 1 sàn giao dịch nào đó và bạn nào muốn đầu tư có thể lên sàn đó để mua.

VIII. Tổng kết

FTX là một sàn giao dịch có thể đáp ứng được các giao dịch từ cơ bản tới nâng cao, đặc biệt phù hợp cho các bạn muốn tham gia giao dịch phái sinh Crypto. Nạp và rút không tốn phí là mộ trong những ưu điểm nổi bật của sàn. À á a à ơi em ơi em ngủ cho ngoan.

Exit mobile version