Thư viện crypto: CEX và sự đổ vỡ niềm tin của người Mỹ

Niềm tin của người Mỹ liệu có còn hướng về tiền điện tử?

Có quá nhiều nhược điểm tồn tại trong thị trường tiền điện tử, nhất là khi các sàn giao dịch tập trung liên tục gặp vận đen làm lung lay niềm tin của người dùng.

Thư viện crypto: Memecoin là “Powerball” trong không gian tiền điện tử

Nỗi lo ngại về sàn giao dịch tập trung

Ngày 25/10/2022, khoảng 2 tuần trước khi FTX sụp đổ hoàn toàn, kỹ sư DeFi nổi tiếng là Andre Cronje đã đưa ra các quan điểm của mình cảnh báo một thảm họa đáng sợ khi nói đến tình trạng hiện tại của các sàn giao dịch tiền điện tử tập trung. 

Andre Cronje lên tiếng: “Các biện pháp khắc phục cơ chế hiện tại chưa hiệu quả. Hầu hết các nhà đầu tư từ bỏ quyền chọn đối với crypto theo điều khoản của các sàn giao dịch tập trung, nhiều cá nhân sẽ trở thành con nợ khi vị thế của họ bị thanh lý hoàn toàn. Các nhà cung cấp dịch vụ giao dịch tiền điện tử và đầu tư tiền điện tử về cơ bản hoạt động như các ngân hàng, nhưng họ lại không có hàng rào bảo vệ giống như các ngân hàng truyền thống hay các quy định bắt buộc phải thực hiện theo”.

Hậu quả là chúng ta đã chứng kiến một trong những sàn giao dịch lớn nhất thế giới – FTX sụp đổ trong chốc lát. Tất cả các tài sản của khách hàng ước tính hàng tỷ USD bị khóa trên sàn giao dịch đã nộp đơn xin phá sản cùng khoản nợ hơn 8 tỷ USD. 

Tài sản của SBF sụt giảm trầm trọng khi “con cưng” sụp đổ.

Đây chính là hậu quả sau cùng đến từ việc các CEO cao cấp lấy tiền của khách hàng để giao dịch trong 1 quỹ “chị em” mang tên Alameda Research.

Mặc dù FTX đã thu hồi lại một phần tài sản ước tính 7 tỷ USD nhưng tài sản của các khách hàng vẫn đang bị đóng băng đúng nghĩa theo quy định của luật phá sản. 

Cộng đồng tiền điện tử đặt nghi ngờ về tính bản chất của các sàn giao dịch CEX. Các yêu cầu như chứng minh tài sản, trách nhiệm pháp lý, phân tách tài sản khách hàng, tự đăng ký với tư cách là một đơn vị trung gian. Chẳng phải CEX đã phát triển nhờ việc chính họ đã nỗ lực như thế nào hay sao?

Jack Graves – giáo sư giảng dạy tại Đại học Syracuse chia sẻ rằng không một đơn vị sàn giao dịch tiền điện tử (hoặc tương đương) ở Mỹ đăng ký với SEC. Thay vào đó, họ chỉ tuyên bố sản phẩm và khẳng định tiền điện tử không phải là chứng khoán. 

Mặc dù các sàn giao dịch như Coinbase là công ty được cấp phép, song họ không phải là phía trung gian môi giới. Khi nói về các đơn vị trung gian chứng khoán là nói về việc công khai thông tin cùng dịch vụ lưu ký tài sản. Những người tham gia sẽ không phải là chủ nợ không có bảo đảm trong trường hợp các sàn giao dịch phá sản, họ có những yêu cầu trước những là công ty chuyển tiền được cấp phép.

Chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp hoặc của bên thứ 3. 

Ở Mỹ, các sàn giao dịch tiền điện tử không thể trở thành broker-dealer “người môi giới” tiền điện tử, song cũng có nhiều nhầm lẫn về vấn đề này.

Graves nhấn mạnh: “Về cơ bản, Chủ tịch Gary Gensler nói rằng mọi thứ ngoại trừ Bitcoin (hoặc Ether) đều thuộc danh mục chứng khoán”. Bởi vậy, các sàn giao dịch có quan điểm rằng cho đến khi nào tiền điện tử được quy vào mục chứng khoán, họ sẽ bỏ cuộc”.

“Theo định nghĩa, sàn giao dịch tiền điện tử thực sự là một công cụ khớp lệnh từ người mua và người bán. Giấy phép môi giới kinh doanh với tư cách là công ty có thể xử lý các đơn đặt hàng của khách hàng và chuyển chúng đến một sàn giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, trong thế giới tiền điện tử, hầu như mô hình hiện tại thực sự giống chứng khoán. Bởi vậy, nó đang khiến chính phủ và các nhà lập pháp hoang mang”.

Khái niệm người môi giới-kinh doanh theo luật chứng khoán Mỹ được dùng để chỉ những người môi giới chứng khoán vì đa phần họ hoạt động như một nhân viên và một người chủ. Một người sẽ là môi giới khi họ thực hiện lệnh cho khách hàng của họ, và sẽ là người kinh doanh, người chủ khi họ thực hiện lệnh cho chính tài khoản của họ.

Canada là một trong số ít các khu vực có quy định rõ ràng về việc các sàn giao dịch trở thành công ty môi giới giao dịch mua bán chứng khoán được cấp phép. Tất cả các sàn giao dịch tiền điện tử đều phải đăng ký với Tổ chức Quản lý Công nghiệp Đầu tư của Canada (IIROC). 

Ngày 22/2, Ủy ban Chứng khoán Ontario đã có hành động buộc tội Bybit và KuCoin là hai nền tảng giao dịch tài sản tiền điện tử chưa đăng ký tại quốc gia này. 

Sau khi đăng ký, các sàn giao dịch tiền điện tử ở Canada trở thành đại lý môi giới giống như các đối tác giao dịch chứng khoán mặc dù cơ quan quản lý ở Canada tách biệt rõ ràng chứng khoán và tiền điện tử, tiền điện tử không phải là chứng khoán. 

IIROC đảm bảo mọi rủi ro về lưu ký, đối tác, thanh khoản để không xảy ra các hiện tượng rủi ro, gian lận hay bất kỳ điều nào ảnh hưởng tới nền tài chính chung của Canada. 

(còn tiếp)

Nguồn Cointelegraph

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version