Saudi Arabia: Sản lượng dầu thô toàn cầu sẽ giảm 30% trong 10 năm tới

Saudi Arabia khẳng định sản lượng dầu trong thập kỷ tới sẽ giảm rất sâu

Saudi Arabia khẳng định sản lượng dầu trong thập kỷ tới sẽ giảm rất sâu

Saudi Arabia cho biết đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch đã giảm và sản lượng dầu toàn cầu có thể giảm mạnh 30% vào năm 2030.

Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, là một trong số ít quốc gia vẫn đang chi hàng tỷ USD để tăng sản lượng dầu. Nước này đang cố gắng tăng sản lượng hàng ngày từ 12 triệu thùng lên 13 triệu thùng vào năm 2027.

Thái tử – Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman

Mới đây, Bộ trưởng Dầu mỏ Abdulaziz bin Salman phát biểu tại cuộc họp ở Riyadh, “Chúng ta đang hướng đến một giai đoạn nguy hiểm nếu không có đủ đầu tư vào ngành năng lượng.  Khả năng sản xuất dự phòng sẽ biến mất và một cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ đến”.

Ông Abdulaziz bin Salman cho rằng đến năm 2030, sản lượng dầu toàn cầu có thể giảm 30 triệu thùng / ngày.

Dự phòng dầu mỏ đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá cả khi thị trường đối mặt với nhiều biến động khó lường. Trong năm 2021, người tiêu dùng châu Âu và châu Á phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng khi nguồn cung khí đốt tự nhiên, than đá và năng lượng điện thiếu hụt trong khi nhu cầu tăng mạnh. Theo Bloomberg, trong vòng 12 tháng qua, giá dầu đã tăng gấp đôi. Cùng với cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, đà tăng mạnh của giá dầu càng làm gia tăng nỗi lo ngại về lạm phát.

Quan điểm của Saudi Arabia khác với quan điểm của hầu hết các nhà hoạt động khí hậu. Nếu các chuyên gia khí hậu cho rằng muốn giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu đòi hỏi phải giảm phát thải năng lượng thì Saudi Arabia cảnh báo rằng việc chuyển đổi năng lượng sẽ dẫn đến giá dầu tăng vọt.

Cầu vượt cung khi các nền kinh tế trên toàn cầu phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch. Ảnh: Reuters.

Trước đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã kêu gọi ngừng các khoản đầu tư mới vào nhiên liệu hóa thạch nếu thế giới muốn loại bỏ khí thải carbon vào năm 2050. Theo dữ liệu từ Diễn đàn Năng lượng Quốc tế, chi tiêu cho các dự án dầu khí tự nhiên trên toàn cầu vào năm 2020 là 309 tỷ USD, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ tăng nhẹ trong năm nay. Đáng chú ý, mức suy giảm này diễn ra tại thời điểm nhu cầu tiêu thụ dầu thô tăng.

Nhưng Giám đốc điều hành Saudi Aramco, Amin Nasser tuần trước cảnh báo rằng các khoản đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch giảm quá nhanh trong quá trình chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng xanh sẽ dẫn đến lạm phát không thể kiểm soát và bất ổn xã hội. Sự mất cân bằng trong của quá trình chuyển đổi năng lượng và thiếu nguồn cung cấp năng lượng sạch có thể đẩy giá dầu lên trong một thời gian dài hơn dự kiến.

Việc thiếu đầu tư trong ngành nhiên liệu hydrocarbon trong bối cảnh thế giới dịch chuyển sang năng lượng xanh, cùng với quy định siết chặt về môi trường có thể sẽ làm dầu thô tăng giá, tạo khan hiếm ngày một lớn về năng lượng.

Ngày 2/12, OPEC + đã quyết định tăng thêm cung dầu trong tháng tới bất chấp biến thể mới có thể làm suy giảm nhu cầu, chính liên minh này dự đoán thị trường dầu sẽ chuyển từ thiếu cung sang dư thừa 3 triệu thùng vào quý I năm 2022.

Exit mobile version