Sau 120 năm, giải Nobel lấy tiền từ đâu để trao thưởng triệu đô mỗi năm?

Quỹ Nobel còn lại bao nhiêu tiền?

Quỹ Nobel còn lại bao nhiêu tiền?

Lại một mùa trao giải Nobel.

Vào ngày 5/10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố những người đoạt giải Nobel Vật lý là ba nhà khoa học đến từ Đức, Mỹ và Ý. Các mô hình vật lý mà họ phát triển đã có những đóng góp quan trọng trong việc nghiên cứu khí hậu và phân tích chính xác các xu hướng nóng lên toàn cầu. Theo số tiền thưởng được huy động vào năm ngoái, mỗi giải Nobel là 10 triệu krona Thụy Điển, tương đương 1,1 triệu USD.

Giải Nobel Vật lý năm nay thuộc về các nhà khoa học Mỹ, Đức và Ý.

Như chúng ta đã biết, 120 năm đã trôi qua kể từ khi giải Nobel được trao lần đầu tiên vào năm 1901. Ngoại trừ việc bị gián đoạn trong vài năm do chiến tranh thế giới, hàng năm quỹ này sẽ phân phối một lượng lớn tiền thưởng cho những người có đóng góp quan trọng cho khoa học, văn học, kinh tế và công tác hoà bình, và sẽ ngày càng nhiều hơn nữa trong tương lai – theo yêu cầu di chúc của Alfred Nobel, tiền thưởng phải tương đương với “20 năm lương giáo sư đại học”.

Nobel giàu cỡ nào? Tại sao tiền thưởng cho đến ngày hôm nay vẫn chưa trao hết?

Sau 120 năm, số tiền cho giải Nobel còn lại là bao nhiêu?

Nguyên tố hóa học Nobelium được đặt theo tên của Alfred Nobel để tưởng nhớ những đóng góp của ông.

Mọi người chắc đã quen thuộc với câu chuyện về Nobel – “vua thuốc nổ”.

Ngày 10/12/1896, Alfred Nobel qua đời vì một cơn đau tim tại Ý. Vào thời điểm đó, 31.587.200 krona Thụy Điển (khoảng 1,794 tỷ krona Thụy Điển ngày nay) được để lại cho việc phát hành giải Nobel.

Theo di chúc của Nobel, giải Nobel hàng năm được chia thành 5 phần cho các hạng mục: Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học và Hòa bình.

Trong số đó, việc thành lập Giải Hòa bình cũng bắt nguồn từ một câu chuyện tình yêu của chính ông Nobel. Hóa ra cả đời Nobel không lập gia đình, năm 42 tuổi, ông gặp một người phụ nữ mà ông thích, tên là Countess Bertha Kinsky, thư ký mà ông tuyển dụng ở Vienna.

Nobel rất thích Bertha, nhưng bà đã có một tình yêu khác, và cuối cùng bà kết hôn với người yêu thời thơ ấu của mình. Countess Bertha Kinsky là một người theo chủ nghĩa hòa bình và thường thảo luận về các vấn đề hòa bình với Nobel. Bà tin rằng chất nổ mà Nobel phát minh ra sẽ mang lại chiến tranh, nhưng Nobel cho rằng chất nổ của ông có hiệu quả trong việc ngăn chặn chiến tranh hơn là phong trào hòa bình của Bertha.

Sau một thời gian ngắn ngủi bên Nobel, Bertha Kinsky quay về Áo, kết hôn với Count Arthur von Suttner. Mặc dù vậy, Alfred Nobel và Bertha vẫn giữ tình bạn và thư từ cho nhau. Các thế hệ sau này tin rằng việc thành lập Giải thưởng Hòa bình theo ý muốn của ông chắc chắn chịu ảnh hưởng của Bertha. Vài năm sau khi ông qua đời, Quốc hội Nauy đã tặng giải Nobel Hoà bình cho Bertha von Suttner, năm 1905.

Quỹ Nobel được thành lập như một tổ chức tư nhân vào ngày 29/6/1900. Chức năng của nó là quản lý tài chính và quản trị các giải thưởng Nobel. Tuân thủ theo di chúc của Nobel, nhiệm vụ chính của Quỹ là quản lý các tài sản Nobel để lại. Quỹ Nobel chia quỹ thành hai phần, phần lớn hơn được dùng làm “quỹ tiền thưởng” (khoảng 28 triệu krona).

Phần còn lại được dùng để lập “quỹ đầu tư” và “quỹ tổ chức” để trả tiền thuê tòa nhà hành chính và hội trường dùng cho lễ trao giải hàng năm, cũng như tổ chức giải Nobel.

Lấy năm 2018 làm ví dụ, theo số liệu của Quỹ Nobel, tổng chi phí giải thưởng Nobel và chi phí hoạt động trong năm là 89,6 triệu krona Thụy Điển (khoảng 10 triệu USD).

Các giải thưởng cộng với chi phí hoạt động đã ngốn rất nhiều tài sản của quỹ Nobel. Nhiều người không khỏi thắc mắc về việc Quỹ Nobel quản lý tài sản của mình như thế nào để có thể để có thể duy trì hoạt động?

Tiền thưởng của quỹ Nobel gần như đã “tiêu” hết

Trên thực tế, quỹ Nobel gần như đã “tiêu” hết.

Theo di chúc của Alfred Nobel, quỹ chỉ có thể đầu tư vào “chứng khoán an toàn”, chẳng hạn như tiền gửi ngân hàng và trái phiếu, và tiền lãi tạo ra không thể vượt hơn lạm phát. Cùng với các yếu tố như chiến tranh và chính phủ tăng thuế, quỹ ngày càng ít đi, và giải Nobel từng giảm xuống còn 114.935 krona vào năm 1923.

Năm 1901, giải thưởng duy nhất của giải Nobel là 150.000 krona Thụy Điển, tương đương với 8,722 triệu krona Thụy Điển tính theo đơn vị tiền tệ ngày nay (khoảng 990.000 USD). Bắt đầu từ năm thứ hai, khoản thưởng cho giải Nobel đã bị thu hẹp dần theo từng năm. Trong 90 năm sau đó, tiề thưởng cho giải Nobel thấp hơn nhiều so với số tiền này.

Trong hầu hết các năm sau 1901, giá trị tiền thưởng giải Nobel chỉ bằng 30% đến 40% của năm đầu tiên.

Một bước ngoặt lớn xảy ra vào năm 1953, khi quỹ được hưởng những lợi ích như miễn thuế. Quỹ được chính phủ Thụy Điển chấp thuận để tự do đầu tư vào thị trường chứng khoán và bất động sản, trái phiếu và các khoản vay có bảo đảm, và chiến lược đầu tư thay đổi từ thận trọng sang chủ động .

Quỹ Nobel đã giao tài sản của mình cho nhiều tổ chức quỹ quốc tế nổi tiếng. Một trong những người quản lý là Foster Friess, người từng được đánh giá là một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất thế kỷ 20 ”.

Các huy chương giải Nobel được làm thủ công, rất tinh xảo và được đúc bằng 18 carat vàng tái chế.

Giải Nobel cuối cùng thực hiện đột phá vào năm 1991. Năm đó, giải Nobel lên tới 6 triệu krona Thụy Điển, tức là khoảng 8,83 triệu krona Thụy Điển ngày nay, sau gần 90 năm trôi qua, lần đầu tiên giải thưởng này đã trở lại với số tiền như giải đầu tiên.

Kể từ đó, giải thưởng Nobel ngày càng trở nên hào phóng hơn, và duy trì mức tiêu chuẩn hàng năm là hơn 8 triệu krona Thụy Điển. Cho đến năm 2020, nó tăng lên 10 triệu krona Thụy Điển.

Tất nhiên, để giành được giải Nobel và khoản tiền thưởng 10 triệu krona Thụy Điển không hề dễ dàng.

Quỹ Nobel để tiền đẻ ra tiền như thế nào?

Giá trị giải thưởng Nobel đã có sự thay đổi theo thời gian dựa trên ngân sách quỹ.

Để đạt được đủ lợi nhuận dài hạn và cung cấp cơ sở tài chính cho việc phát hành Giải Nobel, việc quản lý tài sản của Quỹ Nobel phải xem xét đầy đủ các rủi ro trong mọi khía cạnh của thị trường tài chính.

Tổ chức này tin rằng sau khi đạt được mục tiêu vượt trội hơn lạm phát, việc đạt tỷ suất sinh lợi hàng năm là 3,5% có thể trang trải các chi phí trong tương lai của Giải Nobel. Để đạt được mục tiêu này, Tổ chức Nobel đã quy định thêm các yêu cầu cụ thể về các khoản đầu tư:

Chứng khoán: Tỷ lệ nắm giữ mục tiêu 55% và phạm vi điều chỉnh từ -15% đến + 10%;

Thu nhập cố định: Tỷ lệ nắm giữ mục tiêu 10% và phạm vi điều chỉnh từ -10% đến + 45%;

Bất động sản: Tỷ lệ nắm giữ mục tiêu 10% và phạm vi điều chỉnh từ -10% đến + 10%;

Các loại tài sản khác: Tỷ lệ nắm giữ mục tiêu 25% và phạm vi điều chỉnh từ -20% đến + 20%.

Với các nguyên tắc chi tiết như vậy, danh mục đầu tư hiện tại của Nobel là gì? Chúng ta có thể xem danh mục đầu tư của Quỹ Nobel tính đến cuối năm 2018:

44% đầu tư vào quỹ cổ phiếu và quyền chọn chỉ số chứng khoán;

9% đầu tư vào quỹ bất động sản;

15% được đầu tư vào tài sản thu nhập cố định;

33% đầu tư vào các tài sản thay thế;

Ngoài ra còn có khoản lỗ tiền tệ -1,5%.

Rủi ro của đầu tư cổ phiếu tương đối cao. Đầu tư cổ phiếu của Quỹ Nobel được phân bổ đồng đều trên các thị trường chứng khoán khác nhau, bao gồm thị trường chứng khoán Thụy Điển, các thị trường chứng khoán châu Âu khác, thị trường chứng khoán Mỹ và thị trường chứng khoán các nước mới nổi.

Tất nhiên, miễn là đầu tư thì sẽ có rủi ro. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tổng thu nhập đầu tư của Quỹ Nobel đã giảm 19% trong năm đó.

Theo cách nói của Quỹ Nobel, miễn là quỹ có thể thu được lợi tức đầu tư không dưới 3,5% mỗi năm thì giải Nobel vẫn sẽ được duy trì như bình thường. Quỹ Nobel thực sự biết cách làm tiền đẻ ra tiền.

Exit mobile version