Giá dầu cao mà không chịu tăng sản lượng để hạ nhiệt? Saudi Arabia từ chối chịu trách nhiệm!

Saudi Arabia mới đây cho biết họ “sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào” về giá dầu cao sau một loạt các cuộc tấn công dữ dội của phiến quân Houthi ở Yemen vào cơ sở năng lượng của nước này và ảnh hưởng đến sản lượng dầu.

Saudi Arabia nói không chịu trách nhiệm giá dầu cao

Cuộc tấn công của phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn nhằm vào các cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia đánh dấu cuộc chiến đang leo thang nghiêm trọng kể từ năm 2014. Cơ quan Báo chí Nhà nước Saudi Arabia dẫn lời Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố “họ sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào đối với bất kỳ sự thiếu hụt nguồn cung dầu nào cho thị trường toàn cầu sau các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu”.

Phiến quân Houthi tấn công vào cơ sở năng lượng của Saudi Arabia.

Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh vương quốc “vàng đen” vẫn chưa thể đạt được thỏa thuận hạn chế tăng sản lượng với OPEC và các quốc gia sản xuất dầu khác.

Trong báo cáo mới nhất của OPEC+, một số nhà sản xuất vẫn đang thiếu hạn ngạch nguồn cung như thỏa thuận. Hai thành viên có khả năng gia tăng sản lượng ngay là Saudi Arabia và Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, đến nay vẫn từ chối các lời kêu gọi tăng mạnh sản lượng để giúp hạ nhiệt giá dầu từ các nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật Bản.

Saudi Arabia kêu gọi cộng đồng quốc tế phản đối Houthi để bảo vệ nguồn cung dầu của thế giới.

Bộ Năng lượng Saudi Arabia cũng thừa nhận các cuộc tấn công của phiến quân khiến sản lượng dầu tại một số cơ sở tạm thời giảm. Saudi Arabia kêu gọi cộng đồng quốc tế phản đối Houthi để bảo vệ nguồn cung dầu của thế giới.

Ngay trước khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, nguồn cung năng lượng toàn cầu đã phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh sau đại dịch Covid-19. Các lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây đối với Nga, một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, khiến chuỗi cung ứng ngày càng mỏng manh.

Thời gian gần đây, giá dầu biến động mạnh và đạt mức cao kỷ lục. Ngày 21/3, giá dầu đã tăng hơn 3 USD/thùng, trong đó giá dầu Brent toàn cầu vượt mức 112 USD do suy đoán Liên minh châu Âu (EU) có thể áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga. Giá dầu vẫn chưa vượt đỉnh 140 USD/ thùng vào đầu tháng trước nhưng tăng 15 USD so với trước khi cuộc chiến Nga-Ukraine bùng nổ. Giá xăng ở Mỹ đạt kỷ lục hơn 5 USD/gallon vào đầu tháng này và giảm xuống 4,25 USD hôm 21/3, theo Hiệp hội Ô tô Mỹ.

Exit mobile version