SGC chốt danh sách chia cổ tức 10%, Thành công Vĩnh Hoàn lãi 55 tỷ đồng

Vimoney-SGC-chia-co-tuc-2.jpg

Xuất khẩu kim ngạch đạt sản lượng đi châu Âu của SGC trong tháng 8/2021 giảm 48% xuống 19,6 tỷ, ngược lại thị trường trong nước tăng trưởng mạnh doanh thu – tăng 63% so với tháng 7 và đạt 8 tỷ đồng.

CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC) vừa thông báo ngày chốt danh sách nhận cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 10%. Thời gian dự kiến chi trả vào 3/11/2021.

Trong đó, là cổ đông lớn nhất với 76,72% vốn, tương đương 5,5 triệu cổ phiếu, Vĩnh Hoàn (VHC) dự kiến thu về gần 55 tỷ đồng từ SGC.

Về SGC nhà máy bánh Phồng Tôm Sa Giang được hình thành và xây dựng vào năm 1960 và hoạt động liên tục cho đến ngày giải phóng Miền Nam năm 1975. Với công suất 200 tấn/năm, bánh phồng tôm Sa Giang đã nổi tiếng trên thương trường từ lâu, năm 1970 nhãn hiệu Bánh phồng tôm Sa Giang đã đạt Huy chương bạc tại hội chợ OSAKA Nhật Bản, lúc đó Pháp là thị trường xuất khẩu chính và trước năm 1975 thương hiệu Bánh phồng tôm Sa Giang rất được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng.

***Nhận định thị trường***

Ngày 08/12/1992, UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định thành lập Công ty xuất nhập khẩu Sa Giang là doanh nghiệp Nhà nước.

Tại thời điểm này áp dụng HACCP trong chế biến thực phẩm là điều hết sức mới mẻ, xa lạ đối với cả nước nói chung và đối với Sa Giang nói riêng; nhưng với nỗ lực của mình, Sa Giang đã áp dụng thành công chương trình quản lý chất lượng theo HACCP.

Nhằm đáp ứng những quy định nghiêm ngặt của Châu Âu về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các nước muốn xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Châu Âu .

Tháng 7/1997, Sa Giang trở thành 1 trong 18 doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được cấp CODE xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Châu Âu (EU).

Hiện, SGC sản xuất và mua bán thực phẩm chính là bánh phồng tôm, hủ tiếu, bánh phở, đu đủ sấy. Công ty cũng tham gia mua bán, chế biến, bảo quản thủy hải sản và các sản phẩm từ thủy hải sản; mua bán, chế biến thịt, mỡ đóng gói và đóng hộp…

Trong đó, bánh phồng tôm đang là sản phẩm chủ lực đóng góp 83% doanh thu Công ty, trong khi các sản phẩm từ gạo chiếm 16%. Tại báo cáo IR, VHC có nhấn mạnh thị trường tiêu thụ của SCG hiện đến 47% doanh thu từ thị trường châu Âu.

Chủ lực là thị trường Châu Âu, đây là thị trường lớn và khó tính với nhiều rào cản kỹ thuật, nhưng với việc áp dụng nghiêm ngặt các quy trình quản lý chất lượng vào tất cả các sản phẩm, Sa Giang đã đáp ứng được thị trường khó tính này.

Hiện nay sản phẩm của Công ty được tiêu thụ ở các nước chủ yếu: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan ngoài ra còn có các nước khác như: Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ba Lan, Áo, Hy Lạp, Cộng Hoà Séc, Mỹ, Canada, Úc, Hàn Quốc, Marốc, Nga, Nigeria, Malaysia…

Riêng tháng 8/2021, SGC đạt doanh thu 30,4 tỷ đồng, giảm mạnh 34% so với tháng trước đó. Ghi nhận, giảm mạnh có daonh thu từ mảng bánh phồng tôm (chủ lực) giảm 33%, từ mức 36,4 tỷ xuống 24 tỷ đồng, sản phẩm từ gạo cũng giảm 39% xuống 6 tỷ đồng.

Về kim ngạch xuất khẩu, sản lượng đi châu Âu của SGC trong tháng 8/2021 giảm 48% xuống 19,6 tỷ, ngược lại thị trường trong nước tăng trưởng mạnh doanh thu – tăng 63% so với tháng 7 và đạt 8 tỷ đồng.

Exit mobile version