Sharding và Danksharding là gì?

Sharding là gì? Danksharding là gì? Công nghệ Sharding và Darksharding giúp giải quyết vấn đề gì của Blockchain? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Sharding là gì?

Các blockchain công khai, không cần cấp phép là các sổ cái phân tán phi tập trung, an toàn có thể lưu trữ bất kỳ loại dữ liệu nào. Vì không có cơ quan trung tâm trong mạng, tất cả dữ liệu phải được xử lý bởi từng nút (node) riêng lẻ và dữ liệu mới chỉ được thêm vào sổ cái sau khi có sự đồng thuận giữa các node. Bằng cách này, hệ thống mạng lưới đảm bảo rằng dữ liệu được lưu chính xác và không thể bị giả mạo bởi một hoặc nhiều node xấu.

Bản chất phi tập trung của công nghệ blockchain cho thấy chất lượng hấp dẫn của nó — khả năng chống chịu với các sửa đổi dữ liệu độc hại — nhưng nó cũng dẫn đến một trong những rào cản chính đối với việc áp dụng rộng rãi hơn — đó là khả năng mở rộng quy mô.

Độ trễ hoặc độ chậm của hệ thống tăng lên đáng kể khi nhiều node được thêm vào và khối lượng giao dịch trong sổ cái tăng lên. Ví dụ như một hệ thống thanh toán phân tán, nó cần có thời gian để cập nhật dữ liệu trên tất cả các node bất cứ khi nào cần xử lý giao dịch mới. Điều này không thể sánh bằng hệ mạng tập trung. Một ví dụ rõ ràng là hệ thống thanh toán Visa với hơn 65.000 giao dịch mỗi giây.

Sharding là một giải pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề này bằng cách phân chia khối lượng công việc trên blockchain chính (gọi là Beacon Chain) ra cho các chain nhỏ hơn, gọi là các “shard”. Mỗi mảnh shard sẽ xử lý các giao dịch và hợp đồng của riêng chúng, nhưng tổng thể các mảnh vẫn có thể giao tiếp với các phân đoạn khác. Vì mọi mảnh xác thực độc lập nên chúng không cần phải lưu trữ dữ liệu từ các shard khác. 

Sharding và Danksharding là gì?

Trong giải pháp sharding gốc được đề xuất, các giao dịch sẽ được chia ra để xử lý bởi 64 shard, mỗi shard sẽ có một nhóm proposer và committee riêng:

Cách thức hoạt động của sharding

Danksharding là gì?

Danksharding là một loại hình xuất phát từ ý tưởng sharding; tuy nhiên, trái ngược với sharding truyền thống, trong đó mỗi shard có block và proposer riêng, danksharding chỉ có một proposer.

Các nhà xây dựng lock có trách nhiệm quyết định giao dịch và dữ liệu nào đi vào từng slot của block.

Mặc dù hoạt động tương tự nhau, nhưng sharding và danksharding không giống nhau. Trong khi sharding là chiến lược chung để phân chia mạng lưới nhằm mở rộng quy mô Ethereum, thì danksharding là một bước đi đúng hướng.

Cách thức hoạt động của Danksharding

Block Builder gửi yêu cầu xác định nội dung của từng vị trí mà sau này sẽ tạo thành block và proposer sau đó sẽ chọn người trả giá cao nhất. Sau khi builder đã được chọn để quản lý một vị trí, họ có trách nhiệm xử lý toàn bộ khối.

Có thể tưởng tượng được các oracles đóng vai trò là block builder trong những trường hợp cụ thể. Động lực chính cho thiết kế này, theo nhóm Ethereum, là để hạn chế hai biện pháp kiểm soát không công bằng mà miner hiện có: Maximum Extractable Value hay MEV.

Đầu tiên, bằng cách ủng hộ các giao dịch của chính họ hoặc của những người mà họ biết, các thợ đào có thể thể hiện sự thiên vị quá mức. Thứ hai, các thợ đào có tùy chọn chọn thủ công các giao dịch có ưu đãi lớn nhất, để lại hàng triệu giao dịch khác trong mempool trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày.

Tuy nhiên, với danksharding, không ai biết về những gì có trong danh sách giao dịch có thứ tự của builder. Do đó, quyền hạn của miner hoặc proposer bị hạn chế.

Giải pháp danksharding dù giải quyết được một số vấn đề của giải pháp sharding gốc nhưng lại đòi hỏi nhiều yêu cầu về mặt kỹ thuật hơn, đặc biệt là với những cá nhân đóng vai trò builder. Tuy nhiên, danksharding vẫn được xem là một viên gạch quan trọng, làm tiền đề cho những bước tiến tiếp theo trong việc hiện thực hóa công nghệ sharding lên blockchain của Ethereum.

Exit mobile version