Sidechain là gì? Những điều chưa nói về “công thần” chuyên xử lý tốc độ giao dịch trong blockchain

Sidechain có những điểm mạnh gì trong việc cải thiện các giao dịch?

Là một blockchain riêng biệt chạy song song và hoạt động độc lập với Ethereum mainnet, Sidechain có những điểm mạnh gì trong việc cải thiện các giao dịch?

Sidechain là gì?

Các sidechain sử dụng các mô hình đồng thuận và thông số block của riêng chúng để xử lý các giao dịch nhanh và hiệu quả hơn.

Sidechain là gì? Sidechain được gắn và chạy cùng với mainchain để giảm độ quá tải của mainchain. Mainchain có thể hoạt động tách rời sidechain mà không làm giảm tốc độ giao dịch hay lưu trữ dữ liệu, song sidechain lại không thể tách rời mainchain.

Sử dụng mô hình đồng thuận cùng các block độc lập nhằm tập trung xử lý các giao dịch đạt tốc độ tối ưu và hiệu quả hơn, các sidechain cung cấp một cầu nối song song để có thể giao tiếp với Ethereum mainnet.

Một vài sidechain quen thuộc trên thị trường: BNB Smart chain, Polygon PoS Chain, Avalanche C-Chain, Fantom,…

Nhờ có sự cộng hưởng của mainchain và sidechain nên người dùng có thể sử dụng cùng lúc 2 blockchain. Các dự án có lượng người sử dụng lớn theo hướng phi tập trung được khuyến nghị sử dụng.  

Vì sidechain độc lập nên các blockchain đều có validator/miner, cơ chế đồng thuận riêng. Nhờ vậy, sidechain là một blockchain riêng biệt chạy song song nhưng hoàn toàn hoạt động độc lập với Ethereum mainnet. Các sidechain sử dụng các mô hình đồng thuận và thông số block của riêng chúng để xử lý các giao dịch nhanh và hiệu quả hơn.

Các cơ chế đồng thuận phổ biến được các sidechain sử dụng bao gồm: PoS, DPoS, PoA,…

Sidechain hoạt động như thế nào?

Two-way peg (peg in – peg out): Nối giữa sidechain và mainchain là 1 cầu nối two-way peg để linh hoạt 2 blockchain với nhau.

Cách thức hoạt động của Sidechain.

Tuy nhiên, sự thực là tài sản sẽ được lock ở mainchain và unlock số tiền tương ứng sang sidechain (thông qua hợp đồng thông minh). Sau khi xác minh xong 2 chiều, tài sản của khách hàng sẽ đến tay họ thông qua sidechain. Điều này làm người ta hiểu nhầm rằng tài sản, token của họ có thể qua lại giữa 2 blockchain.

Sidechain hoạt động trên cơ chế bảo mật trung thực, nó còn có thể trừng phạt các hành vi gian lận trên blockchain.

MPCsLigh client & Relays: Là cầu nối 2 chiều để các sidechain sẽ cung cấp khả năng tương tác với Ethereum mainnet.

Ngôn ngữ riêng: Sidechain không cần tạo ra các ngôn ngữ lập trình riêng, nó sử dụng Solidity và EVM (hệ thống máy ảo của Ethereum). Điều này khiến Sidechain tương thích với Ethereum mainnet. Các ứng dụng trên Ethereum mainnet có thể luân chuyển qua các sidechain.  .

Cơ chế phổ biến

Proof of Stake (PoS)

Các node trong blockchain được yêu cầu staking lượng native token tối thiểu để có thể trở thành Validator.

Validator có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của giao dịch và đưa chúng vào các block mới. Phần thưởng Validator nhận về là block reward. Trong trường hợp phát hiện gian lận, native token được yêu cầu staking sẽ bị slashing.

Số lượng Validator node rất lớn nên để chạy node, người dùng chỉ cần staking lượng token tối thiểu (ETH Beacon Chain là 32 ETH). Hiện tại, Beacon Chain của Ethereum hiện có hơn 350.000 node đang hoạt động.

Delegated Proof of Stake (DPoS)

Nhiều blockchain sử dụng DpoS. Người sở hữu token sẽ chọn một số node đại diện để vận hành mạng, họ được chia sẻ 1 phần thưởng nhỏ dành cho việc bảo trì an ninh cho mạng.

DPoS có số lượng validator node có giới hạn, thường giao động từ vài chục đến 200 validator, điều này giúp các blockchain sử dụng DPoS có thể mở rộng (SegWit và tăng kích thước block 2 MB.

Proof of Authority (PoA)

PoA là thuật toán lấy cảm hứng từ PoS. PoA không quan tâm đến giá trị token sở hữu mà đề cao giá trị định danh người người tham gia.

Các Validator node trong mạng sẽ được chọn, thay vì stake native token để có thể trở thành Validator thì người dùng stake bằng “giá trị” của chính họ để có quyền xác thực giao dịch và tạo các block mới.

PoA có số lượng validator node giới hạn, thường giao động dưới 25 validator, điều này giúp các blockchain sử dụng PoA có thể mở rộng (SegWit và tăng kích thước block 2 MB).

Các blockchain nổi tiếng sử dụng PoA bao gồm: Ronin, BNB Smart Chain,…

Ưu điểm và nhược điểm sidechain

Ưu điểm của Sidechain là gì?

Tự chủ: Sidechain tự chủ về công nghệ, không phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng hay hướng phát triển của Ethereum.

Khả năng mở rộng: Các giao dịch trên sidechain có tốc độ nhanh hơn tránh được tình trạng nghẽn mạng mà vẫn duy trì được blockchain chính, các dự án có lượng người sử dụng lớn theo hướng phi tập trung được khuyến nghị sử dụng.

Nâng cấp: Các blockchain lớn sử dụng nhiều node có cấu trúc phức tạp sẽ khó khăn khi nâng cấp. Sidechain là một sự lựa chọn thú vụ khi các thử nghiệm nâng cấp thất bại sẽ không ảnh hưởng đến mainchain vì mainchain có thể tự tách rời để độc lập.

Đa dạng: Sự chuyển đối token giữa sidechain và mainchain có thể giúp người dùng tiếp cận với các blockchain nhiều hơn. Đặc biệt với các IT, DEV, có thể phát triển dự án của mình trên sidechain thay vì mainchain.

EVM: Sidechain hỗ trợ tương thích EVM. EVM (Ethereum Virtual Machine) là máy ảo Ethereum. Có thể hiểu đơn giản là các EVM sẽ đóng vai trò trung gian trong việc thực thi các smart contract (hợp đồng thông minh) ở trên mạng lưới Ethereum. Mỗi một Ethereum node được trang bị một EVM riêng, điều này sẽ đảm bảo tính bảo mật và phi tập trung của mạng lưới.

Hạn chế của các sidechain là gì?

Phân cấp: Các sidechain thường ít phân cấp do node ít hơn, kiến trúc của các sidechain thường trade-off giữa bảo mật & phân quyền để lấy khả năng mở rộng tốt hơn.

Bảo mật: Đối với hệ thống sidechain lớn thì ổn định, song với các sidechain nhỏ, một cuộc hack có thể khiến hệ thống chịu thiệt hại. Các đối tượng có thể gom đủ coin/token để yêu cầu sở hữu cổ phần đối với PoS. Tuy nhiên, nó cũng có thể từ chối nhận node.

Ngoài ra, do độc lập với Ethereum mainnet nên nó sẽ không được hưởng đặc quyền EM mang lại. Ví dụ khi khách hàng chuyển tiền qua các sidechain sau đó bị đánh cặp thì người dùng không thể back lại Ethereum mainnet.

Phí: Mức phí trên sidechain theo nhiều đánh giá là khá cao, hơn nữa việc chuyển đổi token/coin giữa các blockchain được coi là rườm rà, nhất là với các khách hàng yêu cầu giao dịch nhanh thì đây lại là điểm trừ không đáng có.

Mặc dù còn tồn tại nhiều khuyết điểm nhưng Sidechain hiện là giải pháp tối ưu và tốt nhất cho blockchain tính đến thời điểm hiện tại.

Nguồn Coinpedia

Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version