Thanh lý ngân hàng Silvergate là con đường tốt nhất để bảo toàn mọi thứ.
“Quả bom” Silvergate Bank: Câu chuyện về “hiệu ứng cánh bướm” thị trường tiền điện tử
Ngân hàng Silvergate thanh lý tài sản
Theo thông báo mới nhất, công ty mẹ của ngân hàng Silvergate Bank là Silvergate Capital Corp. (SI) cho biết sẽ “tự nguyện thanh lý tài sản” của ngân hàng để hoàn trả tiền cho người gửi đồng thời thu hẹp quy mô hoạt động. Điều này có ý nghĩa và hiện là giải pháp tốt nhất cho sự phát triển chung cũng như các quy định liên quan.
Ngân hàng Silvergate đã không thể nộp báo cáo tài chính đúng hạn và đang bị giới chức Mỹ điều tra.
Phía công ty mẹ cho hay họ đã tìm được các chuyên viên pháp lý và công ty luật cố vấn quá trình chuyển giao hoạt động quản lý cũng như hoàn trả lại tiền cho các khách hàng.
Silvergate là ngân hàng nổi tiếng trong thị trường tiền điện tử vì cung cấp giải pháp ngân hàng cho các công ty tiền điện tử thông qua SEN (Silvergate Exchange Network (SEN)). Silvergate được FDIC bảo hiểm, vì thế trong trường hợp Silvergate phá sản, các khách hàng sẽ không chịu thiệt hại.
Táo bạo đầu tư vào thị trường tiền điện tử, cùng với sự mập mờ trong quan hệ với FTX – Alameda, Silvergate rơi vào khủng hoảng tài chính.
Ngân hàng này đã phải chi trả 8,1 tỷ USD cho các khách hàng trước làn sóng rút tiền ồ ạt, cổ phiếu SI giảm mạnh 40% ở thời điểm đó. Khối lượng giao dịch chuyển khoản tiền fiat giảm 50 tỷ USD trong quý III/2022 so với cùng kỳ 2021.
Chưa dừng lại ở đó, Silvergate Bank bán một phần tài sản trong bảng cân đối kế toán, trong quý IV, ngân hàng này chịu khoản lỗ ròng 1 tỷ USD, nhân sự giảm 40%, tỷ lệ vốn bị lỗ trong danh mục đầu tư chứng khoán lên tới 5,7 tỷ USD vào cuối năm 2022.
Các đối tác lớn với ngân hàng này đồng loạt quay lưng vì lo sợ nỗi đau thanh khoản như Coinbase, Paxos, Gemini, BitStamp và Galaxy Digital. Sàn giao dịch chứng khoán và quyền chọn nổi tiếng của Mỹ là Cboe cũng thông báo ngừng chấp nhận giao dịch từ Silvergate.
Phía Silvergate nhanh chóng đóng cửa Silvergate Exchange Network, tuyên bố là “một quyết định dựa trên những rủi ro”.
Ngân hàng trung ương là cứu cánh cuối cùng, tuy nhiên thị trường tiền điện tử quá mới mẻ, các đối tác thực hiện hoạt động vay-mượn còn dè chừng, nếu rủi ro thanh khoản thì chi phí vốn bỏ ra sẽ rất lớn.
Đáng lo ngại hơn, khoản lỗ của ngân hàng Silvergate quá lớn, con số này còn vượt cả lợi nhuận trong 10 năm của ngân hàng.
Thị trường tiền điện tử trong vài ngày qua giảm sút trầm trọng trước sự kiện đáng sợ này. Trong tương lai, sự biến mất của ngân hàng tiền điện tử lớn nhất thế giới sẽ ảnh hưởng thế nào đối với thị trường crypto?
Mức ảnh hưởng có thể ở mức 50-70% tương đương với sự kiện Terra và FTX. Vốn hóa toàn thị trường đã mất mốc 1.000 tỷ USD, Bitcoin mất tiếp 7% giá trị, hệ altcoin ghi nhận mức sụt giảm từ 5-15%.
Tuy nhiên, kịch bản hiệu ứng domino đã được cảnh báo trước đó, thế nên thị trường crypto chắc chắn cũng đã có những kế hoạc để đối phó. Các nhà đầu tư không nên FOMO, FUD để tránh rơi vào “cạm bẫy đắng”.
Nguồn Cointelegraph
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác