Cú ngã ngựa Silvergate và Silicon Valley Bank đe dọa thị trường tiền điện tử

Sự kiện Silvergate và Silicon Valley Bank đe dọa thị trường tiền điện tử

Ngọn lửa bùng lên sau khi Silvergate và Silicon Valley Bank phá sản sẽ khiến các công ty tiền điện tử khó khăn trong việc tìm đối tác làm ăn.

Bộ Tư pháp Mỹ “chăm sóc đặc biệt” ngân hàng Silicon Valley Bank

Sức ảnh hưởng của Silvergate và Silicon Valley Bank

Sự sụp đổ của SVB và Silvergate – những ngân hàng “thân thiện” với tiền điện tử đã khiến nhiều công ty kinh doanh mảng này phải “nín thở”.

Việc mất đi đối tác ngân hàng đồng nghĩa với việc các công ty tiền điện tử phải đương đầu với thách thức quy định và dịch vụ phù với với kỳ vọng của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ.

Circle là một ví dụ điển hình, với 3,3 tỷ USD được dự trữ trong SVB, Circle sẽ phải tìm cách để thỏa hiệp với chính phủ Mỹ, niềm tin của khách hàng vào thị trường rủi ro ngày một ít dần.

Có một sự thực rằng sự sụp đổ của Silvergate và Silicon Valley Banksẽ trở thành thách thức lớn nhất đối với ngành công nghiệp tiền điện tử.

Ngoài ra, nó còn tạo một sự bấp bênh bởi các đối tác ngân hàng rất quan trọng đối với các công ty cung cấp sản phẩm stablecoin, họ cung cấp nền tảng thiết yếu để công ty tiền điện tử có thể hoạt động.

Các đơn vị cung cấp stablecoin dựa vào quan hệ với ngân hàng để đảm bảo giá trị của đồng tiền đó bằng USD. Thế nhưng, sự sụp đổ của 1 ngân hàng trở thành còi tín hiệu báo rằng liên minh đó đã không còn bền vững.

Sự sụp đổ này đã khiến giá trị của stablecoin trở nên bất ổn, bởi stablecoin phụ thuộc 100% vào đồng USD Mỹ. Về tương lai, điều này sẽ khiến BTC chịu ảnh hưởng, kể cả bây giờ, khi BTC đột ngột tăng giá gầ 40% chỉ trong 1 tuần, nỗi sợ về thảm họa Bitcoin vẫn thường trực trên vai các nhà hoạch định chính sách trong thị trường crypto.

Bối cảnh hiện tại chứng kiến nhiều ngân hàng phải dè chừng nếu không muốn theo gót Silvergate, Silicon Valley Bank hay Signature Bank.

Nhiều ngân hàng vừa và nhỏ đã từ chối hoặc không dám hợp tác với các công ty tiền điện tử. Đơn cử như Binance đã phải tạm dừng dịch vụ nạp-rút USD tại Anh do mất đối tác ngân hàng.

Xét bản chất, sự kiện này tạo hiệu ứng domino khi một đơn vị trung tâm chịu ảnh hưởng thì toàn bộ vòng tròn xung quanh sẽ sụp đổ theo (trường hợp này ứng đúng với sự kiện ngân hàng Mỹ vừa qua).

Niềm tin và sự chấp nhận thị trường của khách hàng ngày càng suy giảm. Nếu không có đối tác ngân hàng ổn định, các công ty tiền điện tử sẽ gặp khó khăn, thậm chí phá sản nếu không đủ thanh khoản để duy trì hoạt động.

Cuối cùng, các công ty tiền điện tử sẽ không thể cung cấp dịch vụ của họ như những gì họ muốn. Họ sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn từ các cơ quan quản lý, điều này có ý nghĩa với mối quan hệ giữa ngân hàng truyền thống với ngành công nghiệp tiền điện tử.

Tại sao?

Vì khi ngành công nghiệp tiền điện tử phát triển, các ngân hàng trueyefn thống buộc phải phân tích lại rủi ro của mối quan hệ ấy, cũng như đánh giá lại hệ lụy-lợi ích khi đồng ý hợp tác.

Tại Mỹ, có vẻ như chính phủ đang cố gắng giảm đà tăng trưởng của tiền điện tử bằng cách mượn cửa ngân hàng để buộc các công ty tiền điện tử dừng hoạt động.

Mặc dù luận điểm này chưa được chứng minh, nhưng cộng đồng tiền điện tử đã chắc chắn, với suy đoán dựa trên những sự kiện tiêu cực xảy ra trong thời gian gần đây.

Mặc dù cố gắng, thế nhưng cộng đồng tiền điện tử vẫn phải chứng kiến hậu quả là phải gánh chịu những khoản lỗ khổng lồ trong bảng chiến lược đầu tư, những thách thức của ngành sẽ rõ nét hơn trong nhiều tuần, thậm chí có thể là vài tháng tới.

Nguồn Cointelegraph

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác

Exit mobile version