Sau cuộc sát phạt nghiêm túc của ngân hàng trung ương, hàng loạt máy ATM rút tiền điện tử ở Singapore tạm ngừng hoạt động.
Liên quan đến việc siết chặt tiền mã hóa, cơ quan tiền tệ Singapore chính thức đưa ra quyết định đóng cửa các máy rút tiền điện tử tự động có mặt trên thành phố. Động thái này là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của cơ quan giám sát Singapore nhằm điều chỉnh các hoạt động quảng cáo dịch vụ tiền mã hóa đến người dân.
Theo Bloomberg, để tuân thủ các quy định mới do Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) và ngân hàng trung ương Singapore ban hành, các đơn vị khai thác ATM tiền mã hóa ở nước này đã buộc phải đóng cửa vào hôm nay (19/1/2022).
Vụ việc lần này khiến nhiều cá nhân đầu tư vào tiền mã hóa bức xúc, bởi chỉ sau ít giờ, MAS đã hủy dịch vụ ATM khiến họ rơi vào tình cảnh bị động.
Trong động thái mới nhất liên quan đến tiền mã hóa, cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) đã ban hành văn bản hướng dẫn mới cho các nhà cung cấp dịch vụ mã thanh toán kỹ thuật số (DPT). Trong văn bản yêu cầu các đơn vị DPT cấm được phép quảng cáo các dịch vụ ở khu vực công cộng như địa điểm lưu thông giao thông, trang web công, nền tảng xã hội trực tuyến cũng như trên các phương tiện truyền thông khác.
Ngoài ra, các nhà cung cấp dịch vụ mã thanh toán kỹ thuật số (DPT) cũng không được phép mở các máy rút tiền (ATM) tại các khu vực đông dân cư. Song các DPT có thể quảng cáo dịch vụ của ở các website nội bộ hoặc trên ứng dụng di động.
Được biết các quy tắc mới sẽ áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ mã thanh toán kỹ thuật số (DPT). MAS nhấn mạnh rằng các nhà cung cấp dịch vụ DPT nên tự xử lý, họ không phù hợp với số đông mọi người. Các quy định này muốn nhấn mạnh rằng các nhà cung cấp dịch vụ DPT không nên quảng bá dịch vụ của họ đến với công chúng ở Singapore.
Coincub – một công ty khởi nghiệp fintech có trụ sở tại thành phố đã đánh giá Singapore là quốc gia thân thiện với mã hóa nhất trên thế giới. Thế nhưng, các quy định lập pháp ngày càng chặt chẽ đã khiến tình hình có vẻ tồi tệ hơn so với tháng 12/2021.
Sau khi Anh và Tây Ban Nha giới hạn các quảng cáo liên quan đến tiền mã hóa, Singapore cũng ráo riết thực hiện. Vào thứ Hai (17/1/2022), chính phủ Tây Ban Nha đã yêu cầu các doanh nghiệp tiền điện tử phải gửi đơn xin duyệt trước 10 ngày.
Singapore không còn là “thiên đường” với tiền mã hóa
Singapore không còn là “thiên đường” với doanh nghiệp tiền mã hóa khi quốc gia phát triển bậc nhất châu Á liên tục cảnh báo về những rủi ro không ngờ của tiền mã hóa.
MAS chứng tỏ sự kiên quyết của mình khi vào tháng 9 đã yêu cầu Binance chấm dứt cung cấp dịch vụ cho công dân đảo quốc. Hàng chục doanh nghiệp cũng đang đứng trước số phận tương đương. Đồng thời, MAS chấm dứt cấp phép hoạt động với 103 công ty trong lĩnh vực tiền điện tử, trong đó có Bitxmi, sàn giao dịch tiền điện tử có trụ sở tại Dubai và thành lập chi nhánh tại Singapore từ năm 2018.
MAS không phủ nhận tầm ảnh hưởng của tiền mã hóa song cũng nhấn mạnh tính rủi ro mà nó mang lại. “Tiền điện tử có thể bị lạm dụng cho các hoạt động rửa tiền, tài trợ khủng bố hoặc chạy đua vũ trang bởi tính chất tự do vốn có của nó trong mảng giao dịch”, đại diện MAS nhấn mạnh.
Zoe (Nguồn Cointelegraph)