SK Innovation Hàn Quốc mạnh tay đầu tư 30 triệu cho “con cưng” được BMW và Ford hậu thuẫn

ViMoney-Solid Power nhận 30 triệu USD từ SK Innovation

Với mục đích cùng sản xuất và hợp tác tạo ra năng lượng pin cho ô tô điện, SK Innovation đã bắt tay với Solid Power với khoản tiền trị giá 30 triệu USD.

Nổi tiếng với những thương vụ hàng chục triệu USD, công ty con thuộc sở hữu của tập đoàn lừng danh Hàn Quốc SK Group – SK Innovation (096770.KS) vừa mạnh tay đầu tư 30 triệu USD vào nhà máy pin năng lượng Solid Power Inc do Ford Motor hậu thuẫn.

Solid Power sản xuất pin thể rắn hiện được BMW và Ford hậu thuẫn đã sản xuất và cung cấp pin thể rắn để cung cấp năng lượng cho hầu hết các xe ô tô điện. Pin có thể nhẹ hơn, với mật độ năng lượng lớn hơn, cung cấp phạm vi hoạt động lớn hơn với chi phí thấp hơn.  

SK Innovation đã bắt tay với Solid Power với khoản tiền trị giá 30 triệu USD để phát triển pin dành cho xe điện.

Về phía Solid Power, đơn vị được biết đến là nhà sản xuất pin của Hàn Quốc chuyên cung cấp pin ô tô điện cho các nhà sản xuất ô tô bao gồm Ford Motor Co (FN) và Hyundai Motor Co (005380.KS) sẽ kết hợp với Decarbonization Plus Acq III – công ty chuyên chế tạo vỏ trong 1 thỏa thuận trị giá 1,2 tỷ USD.

Giám đốc điều hành SK Innovation – ông Kim Jun cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng vào mối quan hệ với Solid Power, Solid Power sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho xe điện tầm xa”.

Ngày 29/9, Ford và SK Innovation (thuộc SK Group) đã cùng bắt tay đầu tư một số tiền khổng lồ lên tới 11 tỷ USD để sản xuất các phiên bản chạy pin của dòng bán tải F-series của Ford. Dự kiến 2 nhà máy sản xuất pin xe điện sẽ được xây dựng ở Kentucky và Tennessee.

Hệ thống pin trạng thái thể rắn (solid state battery) là nhân tố thay đổi cuộc chơi tiềm năng đối với xe điện (EV) vì chúng có thể dự trữ nhiều năng lượng hơn, sạc nhanh hơn và an toàn hơn so với pin lithium-ion lỏng mặc dù hiện tại có giá thành cao hơn, khó sản xuất hành loạt và dễ bị nứt.

Doug Campbell, Giám đốc điều hành của Solid State nói với Reuters rằng các nhà sản xuất có thể sử dụng các nhà máy hiện tại để sản xuất pin thể rắn mà không cần xây mới. Campbell cho biết: “Pin trạng thái rắn có khả năng tạo ra một hộp pin đơn giản hơn và cuối cùng là chi phí thấp hơn rất nhiều”.

Đối với thị trường đầu tư ở Việt Nam, South Korea Group không phải là cái tên xa lạ. South Korea Group là 1 trong những “chaebol” lớn nhất Hàn Quốc sánh ngang tầm đế chế Samsung, Huyndai, LG…. SK Group hiện có 95 công ty con, trong đó, nổi tiếng toàn cầu có thể kể đến SK Holdings, SK Innovation, SK Telecom, SK Networks, SK Chemical, SKC, SK Securities, SK Gas and SK Hynix,….

Tập đoàn này từng đầu tư vào hạ tầng viễn thông Việt Nam với S-Fone. Trong năm 2018, SK Group đã bỏ ra 470 triệu USD để mua lại toàn bộ 110 triệu cổ phiếu quỹ của Masan Group (hiện đang sở hữu hệ thống Vinmart và Vinmart+), nắm giữ 9,5% cổ phần.

Ngoài ra, South Korea Group cũng mua cổ phiếu của VinGroup và trở thành đối tác chiến lược của tập đoàn Việt Nam này. Năm 2019, theo thỏa thuận South Korea Group chi ra khoảng 23.300 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD) để mua 154,3 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ từ Vingroup và mua lại 51,4 triệu cổ phiếu VIC thuộc sở hữu của VinCommerce. Một phần của thương vụ này đã được thực hiện qua giao dịch thỏa thuận trên sàn HoSE.

Chưa kể việc các công ty con của South Korea Group cũng đã tìm cách rót vốn vào thị trường Việt Nam thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Zoe Nguyen (Nguồn REUTERS)

Exit mobile version