Sổ hộ khẩu điện tử – Cách tra cứu và những điều cần lưu ý

Sổ hộ khẩu điện tử - Cách tra cứu và những điều cần lưu ý

Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đất nước đang trên đà hiện đại hóa. Các thủ tục cũng cần được tinh giản để phù hợp với thế hệ mới. vì vậy, Chính phủ đã có chủ trương thay đổi phương thức quản lý sổ hộ khẩu giấy sang sổ hộ khẩu điện tử thông qua mã số định danh.

1. Sổ hộ khẩu là gì?

Theo đó, tại Khoản 1 Điều 24 Luật cư trú 2006 có quy định: Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Hiện tại Luật cư trú 2006 đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Luật cư trú 2020. Tuy nhiên giá trị về điều luật này vẫn được giữ nguyên.

2. Thủ tục làm lại sổ hộ khẩu 2022

Theo quy định tại Luật Cư trú 2020 thì từ năm 2021 trở đi, Sổ hộ khẩu giấy mới sẽ không được cấp nữa mà thay vào đó là sử dụng Sổ hộ khẩu điện tử. Vì vậy, khi Sổ hộ khẩu bị mất, hỏng, rách hay có sai sót, người dân vẫn tiến hành làm thủ tục xin đổi, cấp lại như bình thường.

Hồ sơ gồm:

Người dân nộp hồ sơ tại cơ quan Công an cấp xã để được giải quyết. Thay vì đươc cấp sổ mới, thì giờ đây cơ quan có thẩm quyền sẽ thu hồi lại sổ cũ đã rách, hỏng và sai sót, sau đó sẽ cập nhật thông tin của người dân vào Cơ sở dữ liệu cư trú.

3. Thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy đối với một số trường hợp

Ngoài ra, để tiện cho việc áp dụng sổ hộ khẩu điện tử, cơ quan công an cũng sẽ tiến hành thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy đối với một số trường hợp. Cụ thể có 07 trường hợp khi làm thủ tục liên quan sẽ bị thu hồi:

Không phải trường hợp nào cũng thu hồi sổ hộ khẩu

Trừ những trường hợp trên, những sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp nếu không có thay đổi thông tin vẫn có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2022.

4. Người dân có thể đăng ký hộ khẩu trực tuyến

Theo quy định tại Thông tư 55/2021/TT-BCA hướng dẫn thi hành Luật cư trú 2020 (luật mới), ngoài việc nộp trực tiếp thì BCA cũng sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký cư trú từ cổng dịch vụ công, tạo điều kiện thuận lợi để người dân làm thủ tục về cư trú.

Sổ hộ khẩu điện tử sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc quản lý dân cư, cơ quan nhà nước có thể tìm kiếm, chỉnh sửa, theo dõi thông tin cư trú của người dân rất dễ dàng. Người dân khi làm thủ tục hành chính liên quan cũng không cần phải mang theo sổ hộ khẩu giấy, bãi bỏ được những quy trình rườm rà, mất thời gian cho người dân.

5. Cách sử dụng sổ hộ khẩu điện tử?

Khi hoàn thiện hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư dân, mỗi người sẽ được cấp một mã số định danh cá nhân. Mã số này được in trên thẻ căn cước, khi đi làm các giao dịch, mua bán, đăng ký xe máy, ôtô, khai sinh… Người dân sẽ không phải mang cả đống giấy tờ đi nữa mà chỉ cần có thẻ này để cán bộ đối chiếu. Chỉ mất 18 giây là tra ra kết quả dữ liệu về người đó.

Phương thức này thay đổi hoàn toàn cách quản lý như hiện tại, tức là từ thủ công sang điện tử. Tuy nhiên, không có việc bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và chứng minh nhân dân.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng chính thức được vận hành 

Phương án của Chính phủ đưa ra là sẽ tiến tới bỏ phương thức quản lý sổ hộ khẩu bằng giấy như hiện nay, thay vào đó là áp dụng công nghệ thông tin để quản lý. Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú và chứng minh thư vẫn còn nguyên giá trị sử dụng như hiện nay.

Như vậy, sổ hộ khẩu mới được tích hợp trên căn cước công dân của mỗi người. Khi cần làm thủ tục gì thì chỉ cần cầm thẻ căn cước công dân đến cho các cán bộ có thẩm quyền quẹt thẻ là hiện ra giấy tờ của bạn xem đã đầy đủ hay chưa.

6. Hướng dẫn tra cứu sổ hộ khẩu điện tử

Khi muốn tra cứu hộ khẩu điện tử để cho ra thông tin về cư trú, công dân cần mã số bảo hiểm xã hội. Do đó, những ai chưa tham gia bảo hiểm xã hội sẽ không tra cứu được.

Sau đó, hệ thống sẽ trả về kết quả về thông tin cơ bản của công dân như họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, mã hộ,…

Theo Khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú năm 2004 quy định, sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi ở thường trú của công dân. Sổ hộ khẩu là hình thức quản lý nhân khẩu theo hộ gia đình, có chức năng xác định nơi ở thường trú hợp pháp của công dân.

Hiện nay, mỗi người dân được cấp một mã số định danh cá nhân, in trên thẻ CCCD gắn chíp. Do đó, khi đi làm các thủ tục hành chính, người dân chỉ cần xuất trình thẻ để đối chiếu thay vì dùng sổ hộ khẩu giấy như trước. Sổ hộ khẩu điện tử mới đã được tích hợp trên CCCD gắn chip.

7. Thời gian kết thúc sử dụng sổ hộ khẩu giấy?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020, kể từ ngày luật này có hiệu lực thi hành (từ 1/7/2021), sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của luật này cho đến hết ngày 31/12/2022.

Bắt đầu từ 1/1/2023, Sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy sẽ chính thức bị “khai tử”, không còn giá trị sử dụng. Cơ quan chức năng sẽ quản lý thông tin cư trú của người dân bằng phương thức điện tử hay còn gọi là Sổ hộ khẩu điện tử.

Điều này đồng nghĩa mặc dù bỏ Sổ hộ khẩu giấy nhưng Nhà nước vẫn duy trì quản lý hộ khẩu, chỉ là thay thế hình thức quản lý từ cuốn sổ bằng giấy sang phần mềm công nghệ thông tin hiện đại, hiệu quả hơn. Người dân vẫn cần phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú như trước đây…

Khi đăng ký thường trú/tạm trú, thay vì được cấp một cuốn Sổ hộ khẩu/sổ tạm trú bằng giấy như lâu nay, công dân sẽ được cập nhật thông tin lên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú.

Chính phủ nước ta đang đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số quốc gia, tăng cường áp dụng các thành tựu về khoa học công nghệ vào quản lý nhà nước. Ngoài ra nhà nước cũng khuyến khích người dân sử dụng điện thoại thông minh, tăng cường chất lượng các dịch vụ công và khuyến khích người dân sử dụng trực tuyến để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả.

Exit mobile version