Khi đầu tư vào các token tiền điện tử khác nhau, người dùng mới rất dễ bị lạc trong sự biến động và xu hướng của thị trường. Tuy nhiên, điều mà nhiều người quên (đặc biệt là những người mới tham gia lĩnh vực này) là đầu tư vào một token/coin thực sự là đầu tư vào dự án đằng sau nó. Bạn nên biết chính xác nơi bạn đang đặt tiền của mình.
Một trong những cách dễ nhất để bắt đầu phân loại các đồng token (và các dự án khác nhau) là thông qua khái niệm Layer. Bạn có thể đã nghe nói về các giải pháp Layer 1 và Layer 2, hay thậm chí Layer 0 hay Layer 3.
Layer by layer L0
Layer 0 là nền móng của một ngôi nhà. Công nghệ Layer 0 cung cấp khuôn khổ, thông qua cả phần mềm và phần cứng, để các blockchain được xây dựng trên đó. Layer này thường được mệnh danh là “Internet của blockchain”, nhiều blockchain có thể được xây dựng trên một network layer 0 duy nhất.
- Cho phép blockchain tương tác với nhau. Ví dụ tiêu biểu của L0 là Cosmos, là một Blockchain nền tảng với cơ chế đồng thuận Tendermint. Khác với cách suy nghĩ thông thường như Solana, Terra, Binance Smart Chain,… đó là Blockchain nền tảng sẽ có các ứng dụng được xây ở trên, thì Cosmos có thể xem như “Layer 0”, ở trên sẽ là rất nhiều Layer 1.
- Nếu một Dapp có thể hoạt động trên một blockchain, nó có thể tự động hoạt động trên các blkchain khác miễn là chúng được xây dựng bằng cùng một Layer 0. Developer không cần đầu tư thêm thời gian và tài nguyên để xây dựng cùng một ứng dụng trên một blockchain khác.
Layer 1
Layer 1 là tầng 1 của ngôi nhà. L1 là Bitcoin và Ethereum, đại diện cho blockchain. L1 sử dụng cơ sở hạ tầng L0 để truyền dữ liệu. Mỗi L1 có cấu trúc riêng, bao gồm cơ chế đồng thuận, hệ thống sổ cái, ngôn ngữ mã hóa và thường có token riêng. Về cơ bản, L1 là nơi tất cả công việc diễn ra để chạy các chức năng cốt lõi của blockchain, vốn tiêu tốn nhiều năng lượng nhất.
Ba khía cạnh quan trọng nhất của blockchain là chinh phục bộ ba bất khả thi của blockchain: phi tập trung, bảo mật và khả năng mở rộng. Vẫn chưa có blockchain nào đạt được cả ba yếu tố trên.
Layer 2
Lớp 2 là tầng thứ hai (Có thì tốt, nhưng không cần thiết để blockchain chạy). Chúng là các tích hợp của bên thứ ba được xây dựng trên các L1 để tăng hiệu quả hoặc khả năng mở rộng. Các giao dịch Layer 2 được coi là off-chain.
- Các giải pháp layer 2 chủ yếu được xây dựng để giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao dịch trên L1 bằng cách thực hiện một số giao dịch off-chain.
- Dựa vào chain layer 1 để bảo mật.
Layer 3
Cuối cùng, layer 3 là tầng mái và cảnh quan bên ngoài. L3 thêm thành phần giao diện người dùng trực quan, tạo ứng dụng và sử dụng công nghệ blockchain để người dùng trực tiếp tương tác. Chúng thường được gọi là Dapps.
Hiện nay, Layer 1 có quá nhiều thứ để xử lý nên khó duy trì tốc độ và khả năng mở rộng. Điều này đặc biệt đúng vì việc cải thiện khả năng mở rộng đòi hỏi phải hy sinh bảo mật hoặc phi tập trung (Vitalik Buterin đặt tên là “bộ ba bất khả thi về blockchain”). Khi ngày càng có nhiều người tham gia cộng đồng blockchain, L1 ngày càng khó theo kịp các giao dịch hơn. Người dùng cuối cùng phải trả phí hoặc chờ đợi hàng giờ, thậm chí hàng ngày để giao dịch của họ được xác nhận.
Đổi lại, một số giải pháp đã xuất hiện:
Các loại giải pháp layer 1: thay đổi giao thức đồng thuận (như fork), sharding, thay đổi kích thước khối.
Các loại giải pháp layer 2: State channel, Nester blockchain, sidechain, Optimistic rollups, Zero-knowledge rollup, Plasma, Validium