Soft Fork và Hard Fork là gì? Tại sao lại có Bitcoin Hard Fork?

Soft Fork và Hard Fork là gì? Tại sao lại có Bitcoin Hard Fork?

Fork, Soft Fork hay Hard Fork đều là những thuật ngữ “cổ” nhưng sự tái xuất trở lại thị trường khiến chúng trở thành những điều mới mẻ.

Fork là gì?

Mặc dù xuất hiện đã lâu nhưng thời gian gần đây, thuật ngữ Fork, Soft Fork hay Hard Fork mới được sử dụng phổ biến và trở thành trend mới trong thế giới crypto.

Fork được hiểu đơn gian là các bản cập nhật sửa chữa các vấn đề hoặc cải thiện hiệu suất để có trải nghiệm tốt hơn. Các bên tham gia được gọi là “nodes” cần tuân thủ theo 1 vài quy tắc nghiêm túc để đồng bộ với nhau.

Trong nhiều trường hợp, các quy tắc sẽ lệch nhau nên phát sinh ra nhu cầu cập nhật các fork để làm thay đổi cách vận hành của giao thức tiền điện tử. 2 dạng fork cơ bản là: Soft Fork và Hard Fork.

Soft Fork (SF) là gì?

Soft Fork là sự thay đổi trong giao thức tiền điện tử phần mềm theo phương thức tương thích ngược (backward-compatible), chỉ tạo bản cập nhật mới cho blockchain mà không tạo bản mới. Sự thay đổi này không gây xung đột với bản cũ, người dùng có thể sử dụng song song cả bản cũ và những tính năng trong bản cập nhật mới. Nếu Soft fork “fail” thì hệ thống có thể reset lại và trở về phiên bản cũ.

Hard fork (HF) là gì?

Khác vớiSoft Fork, Hard fork sẽ tạo ra 1 phiên bản hoàn toàn mới, 1 tài sản bổ sung – coin mới tách biệt khỏi blockchain trước đó. Các nodes chạy trên phiên bản cũ sẽ không còn được chấp nhận trên phiên bản mới.

Quá trình Hard fork buộc các người dùng phải cập nhật phiên bản mới nhất mới có thể sử dụng bình thường.

Ở góc độ nào đó, Hardfork là tin vui cho các nhà đầu tư, holder khi quá trình hard fork sẽ tạo ra tài sản mới nhưng không làm mất tài sản cũ trên chuỗi cũ, miễn là không vi phạm vào các quy tắc của giao thức mới. Đồng nghĩa với đó là xuất hiện 2 loại tiền mã hóa khác nhau.

Tại sao lại có Bitcoin Hard fork?

Tại sao lại có Bitcoin Hard fork?

Bitcoin Hard fork là sự kiện thay đổi các quy tắc của giao thức Bitcoin khiến block cũ và giao dịch cũ không còn khả năng thực hiện. Trong trường hợp một vài node phản quy tắc mới “cố chấp” sử dụng quy tắc cũ thì mạng lưới sẽ tiến hành phân tách blockchain thành 2 phần khác nhau mới hoàn toàn.

Khi 1 Bitcoin được ra từ Hard fork thì người nắm giữ sẽ airdrop đồng coin đó theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, họ tìm cách coin đó lên sàn và giao dịch khiến giá token tăng thu về lợi nhuận.

Các sự kiện Hard fork đáng chú ý trong lịch sử

Bitcoin XT

Bitcoin XT là một trong những HFđáng chú ý đầu tiên của Bitcoin diễn ra vào năm 2014 khi Mike Hearn tiến hành cập nhật để bổ sung thêm tính năng mới. Bitcoin XT hướng đến tốc độ giao dịch cao gấp 3 lần giao dịch hiện có trên mỗi giây. Để thực hiện điều này, nó đã đề xuất tăng kích thước khối từ 1 Mb lên 8 Mb. Bitcoin XT ban đầu đã thành công, với hơn 1.000 nodes chạy nhưng sau đó không còn tồn tại.

Bitcoin Cash

Các nhà phát hành quyết định bắt đầu một HF để tránh các bản cập nhật giao thức mà SegWit mang lại. Kết quả là vào ngày 1/8/2017 đánh dấu sự khai sinh của Bitcoin Cash khi ví Bitcoin Cash từ chối các giao dịch từ khối Bitcoin.

Bitcoin Cash trở thành 1 thành công lớn với tổng giá trị vốn hóa hiện đạt 9,3 tỷ USD, đứng số 24 trên bảng xếp hạng của Coinmarketcap đồng thời nhận được sự hỗ trợ từ nhiều ông lớn trong làng công nghệ.

Tuy nhiên, cho đến bây giờ Bitcoin Cash vẫn gây ra nhiều tranh cãi và xung đột với cộng đồng Bitcoin. Thời điểm xảy ra HF Bitcoin cash, bất cứ ai đang giữ đồng BTC trong ví Bitcoin có private key đều được nhận BCH miễn phí với tỷ lệ 1:1. Không lâu sau đó, giá trị của BCH đã tăng vọt và có lúc vốn hóa vượt qua cả Ethereum (ETH).

Ethereum Classic (ETC) hard fork từ Ethereum (ETH)

Sự kiện hard fork của ETC từ ETH có thể nói là sự kiện đáng nhớ nhất trong lịch sử. Năm 2016, nhóm hacker đã đánh cắp 168 triệu USD của quỹ The DAO. Cộng đồng Ethereum đã quyết định thực hiện một “hard fork” nhằm đảo ngược các giao dịch, lấy lại tiền cho các nhà đầu tư trong DAO.

Tuy nhiên chiến dịch này vấp phải sự phản đối từ 1 bộ phận thành viên trong cộng đồng ETH. Họ không đồng ý với sự thay đổi mã nguồn ETH, vì bản chất của Blockchain là không thể thay đổi, và quyết định sử dụng phiên bản cũ, lúc này Ethereum Classic ra đời.

Zoe   

Exit mobile version