Không trả được khoản nợ nước ngoài 51 tỷ USD, Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ

Không trả được khoản nợ nước ngoài 51 tỷ USD, Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ

Hôm nay (12/4), Chính phủ Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ do không trả được khoản nợ lên tới 51 tỷ USD của nước ngoài.

Sri Lanka rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất từ khi giành độc lập

Theo AFP đưa tin, Bộ tài chính Sri Lanka cho biết các chủ nợ, gồm cả những chính phủ nước ngoài đã cho nước này vay được tự do vốn hóa chi phí lãi vay (tiền lãi được cộng vào số dư cho vay) đáo hạn từ chiều 12/4, hoặc chọn hoàn vốn bằng đồng rupee Sri Lanka.

Sri Lanka giành độc lập năm 1948. Nước này đang trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ khi trở thành một quốc gia độc lập. Cuộc khủng hoảng này một phần do đại dịch Covid-19 khiến cho nguồn thu từ ngành du lịch bị chặn đứng.

Theo tìm hiểu, từ lâu, Sri Lanka đã ký nhiều thỏa thuận vay của nước ngoài, mục đích là đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 cùng với việc quản lý tài chính yếu kém tác động lớn đến ngành vốn mang lại nguồn thu lớn cho đất nước là du lịch.

Ngoài ra, chính phủ với mức chi tiêu luôn ở mức cao. Chưa kể, nguồn thu của nhà nước thâm hụt do việc cắt giảm thuế. Thêm nữa, các khoản trả nợ lớn cho Trung Quốc, dự trữ ngoại hối ở mức thấp nhất trong một thập kỷ đã khiến cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Hơn nữa, lạm phát tăng cao do chính phủ in tiền trả các khoản vay trong nước và trái phiếu nước ngoài.

Sri Lanka phải nhập khẩu hầu hết mặt hàng, từ sữa bột, gạo, xăng dầu cho tới dược phẩm, xi măng. Nhưng do thiếu ngoại tệ, nước này đã gặp không ít khó khăn khi nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu.

Không thể tiếp cận với thị trường vốn nước ngoài

Từ năm ngoái, các tổ chức đánh giá tín dụng quốc tế đã hạ mức tín dụng của Sri Lanka. Vì thế, gần như quốc gia này không thể tiếp cận với thị trường vốn nước ngoài, vay thêm tiền nhằm trang trải thê, cho chi phí nhập khẩu hàng hóa.

Để mua được thực phẩm và dầu ăn, nhiều người dân Sri Lanka đã phải xếp hàng dài. Trong khi đó, chính phủ Sri Lanka cũng phải áp dụng một loạt các biện pháp như: Cắt điện luân phiên, phát hành tem phiếu đối với các loại thực phẩm như sữa bột, gạo, đường, đậu lăng.

Để cải thiện tình hình, đồng thời giải quyết một phần khoản nợ nước ngoài, tăng cường dự trữ ngoại tệ, giới chức Sri Lanka cho biết đang tìm kiếm gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Phía IMF cho biết đang cân nhắc yêu cầu mà ông Gotabaya Rajapaksa – Tổng thống Sri Lanka đưa ra hôm 16/3.

Được biết, đất nước này đã xin được xóa nợ từ Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, 2 nước này chỉ đồng ý tăng hạn mức tín dụng để Sri Lanka mua thêm hàng hóa.

Exit mobile version