Sri Lanka rơi vào tình trạng vỡ nợ và lạm phát có thể tăng lên 40%

Lần đầu tiên trong lịch sử, Sri Lanka rơi vào tình trạng vỡ nợ khi chính phủ gặp không thể trả khoản nợ trái phiếu đến hạn và các cuộc biểu tình bạo lực đang diễn ra trên khắp đất nước và khủng hoảng chính trị.

Sri Lanka cuối cùng cũng không thể trả khoản nợ trái phiếu trị giá 78 triệu USD kết thúc vào thời gian ân nợ ngày 18/5. Khoản trái phiếu trên bao gồm trái phiếu đáo hạn vào năm 2023 và 2028. Đây là vụ vỡ nợ có chủ quyền đầu tiên của quốc đảo này kể từ khi giành độc lập năm 1948.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Sri Lanka, ông P. Nandalal Weerasinghe ước tính Sri Lanka sẽ phải trải qua thời kỳ lãi suất lên đến 40% trong nhiều tháng tới. Quốc đảo này đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế và đồng nội tệ mất giá, thiếu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu nhất.

Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến người dân Sri Lanka sống trong cảnh mất điện triền miên, thiếu hụt lương thực, nhiên liệu và thuốc men. Sự tức giận của người dân với chính quyền đã biến thành các cuộc bạo loạn. kChính phủ vào tháng trước đã tuyên bố sẽ ngừng thanh toán nợ nước ngoài trị giá 12,6 tỷ USD để bảo toàn tiền mặt nhập các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, nhiên liệu, thuốc men.

Trái phiếu của Sri Lanka nằm trong số những trái phiếu hoạt động kém nhất thế giới. Nhiều trái phiếu của Sri Lanka nằm trong diện vi phạm chéo (cross default). Vi phạm chéo xảy ra khi người đi vay vỡ nợ tại một hợp đồng vay nào đó, và nó tạo ra quyền lợi cho những điều khoản vỡ nợ của những hợp đồng vay khác. Đối với khoản nợ đến hạn vào năm 2023 và 2028,vi phạm chéo sẽ kích hoạt nếu Sri Lanka thất bại trong bất kỳ khoản thanh toán nào vượt quá 25 triệu USD. Tổ chức S&P Global Ratings tuyên bố quốc gia này vỡ nợ có chọn lọc.

Sri Lanka đang thương lượng với Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) về các khoản vay khẩn cấp để đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay. Giới chức nước này cho biết họ cần khoảng 3-4 tỷ USD trong năm nay để kéo đất nước khỏi tình trạng khủng hoảng.

Tín dụng toàn cầu trở nên thắt chặt hơn trong bối cảnh Cục Dữ trữ liên bang tăng lãi suất, chi phí hàng hóa tăng cao, xung đột địa chính trị Nga-Ukraine. Những bất ổn trên đã giáng thêm đòn đau vào quốc gia thu nhập thấp và phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài. Bên cạnh đó, đại dịch cũng khiến mảng du lịch mang lại ngoại hối chính của Sri Lanka đình trệ.

Exit mobile version