Sử dụng thẻ tín dụng như thế nào để hiệu quả nhất?

Sử dụng thẻ tín dụng như thế nào để hiệu quả nhất?

Thẻ tín dụng đang ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, sử dụng thẻ tín dụng như thế nào để hiệu quả nhất?

Hạn mức tối đa trong thẻ tín dụng chỉ nên bằng 50% thu nhập

Thẻ tín dụng (credit card) là một loại thẻ do ngân hàng cấp, có hạn mức sử dụng nhất định. Bạn có thể dùng loại thẻ này thanh toán trước cho các giao dịch của mình. Hạn mức thẻ tín dụng sẽ phụ thuộc vào tổ chức phát hành thẻ, được quyết định dựa trên điểm tín dụng và lịch sử của bạn.

Thực tế, thẻ tín dụng mang lại rất nhiều tiện ích. Đó là ưu điểm, nhưng cũng là nhược điểm. Người dùng nếu không thể kiểm soát trong chi tiêu thẻ tín dụng có thể gặp nhiều bất lợi trong quản lý tài chính.

Theo các chuyên gia tài chính, khách hàng chỉ nên đăng ký hạn mức thẻ tín dụng tối đa bằng 50% thu nhập mỗi tháng. Nếu thu nhập của bạn là 30 triệu/tháng, bạn chỉ nên mở thẻ tín dụng hạn mức tối đa là 15 triệu đồng. Mục đích của việc này nhằm đảm bảo khả năng thanh toán nợ hàng tháng và tránh việc dồn nợ tháng sang tháng sau.

Trang bị kiến thức về các điều khoản sử dụng thẻ tín dụng

Điều khoản sử dụng thẻ tín dụng thường hay bị mọi người bỏ qua, những quy định khi vay tiêu dùng từ ngân hàng cũng vậy. Tất nhiên rồi, chắc chắn nó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chi tiêu của các bạn.

Để không mất tiền oan trước khi sử dụng thẻ tín dụng thì bạn cần tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan, đặc biệt là những thông tin sau:

– Điều kiện mở thẻ tín dụng cá nhân

– Các loại phí bắt buộc khi sử dụng thẻ tín dụng

– Thời hạn thanh toán nợ

– Điều khoản thanh toán nợ trễ hạn

– Chương trình tích điểm, ưu đãi

Chỉ cần nắm bắt những thông tin này, bạn sẽ đưa ra được những quyết định chuẩn xác hơn dựa trên tình hình tài chính của mình trên thực tế. Một lời khuyên được đưa ra là, nếu thu nhập không quá cao, bạn nên cân nhắc việc mở thẻ. Đơn giản bởi, không chỉ phải thanh toán khoản chi tiêu hàng tháng, còn những khoản phí bắt buộc khác bạn phải trả.

Còn nếu mức thu nhập trung bình – khá trở nên thì bạn có thể mở thẻ tín dụng nhưng cần quản lý tài chính cá nhân tốt hơn, tránh tình trạng bội chi, mất cân đối thu chi. Thực tế, việc chi tiêu thẻ sẽ khó kiểm soát hơn tiền mặt.

Không sử dụng nhiều thẻ tín dụng

Về cơ bản, thẻ tín dụng là con dao 2 lưỡi đối với người không biết quản lý tài chính cá nhân. Càng dùng nhiều thẻ, bạn càng có khả năng mất kiểm soát chi tiêu. Nhất là khi thời hạn trả nợ của thẻ tín dụng từ 30-45 ngày, khá dài.

Việc mở 1 thẻ tín dụng giúp khách hàng có thu nhập trung bình khá đảm bảo khả năng thanh toán nợ, cân đối tài chính.

Thanh toán thẻ tín dụng đầy đủ và đúng hạn

Thanh toán nợ đầy đủ, đúng thời hạn là điều vô cùng quan trọng. Nếu để nợ tháng này dồn lên nợ tháng sau, số tiền bạn phải trả ngân hàng sẽ tăng lên đáng kể. Trường hợp không thể trả hết 1 lần, bạn có thể thanh toán mức tối thiểu theo quy định.

Ví dụ, hạn mức tín dụng của bạn là 20 triệu đồng/tháng và phải thanh toán khoản nợ chậm nhất vào ngày 5/11/2020. Nếu tài chính của bạn không thể trả hết luôn, bạn có thể thanh toán 5% cho hạn mức tối thiểu là 1 triệu đồng. Số nợ còn lại là 19 triệu đồng sẽ được thanh toán vào thời hạn sau (12/2020). Nhưng nếu cứ để dồn nợ, thì số tiền bạn phải trả sẽ tăng lên gấp bội trong những tháng tiếp.

Không rút tiền mặt từ thẻ tín dụng

Đây có thể được xem là điều cấm kị. Bởi, nếu rút tiền mặt ngân hàng thông qua thẻ tín dụng, bạn sẽ phải mất phí khoảng 4% tại thời điểm rút.

Bảo mật thông tin thẻ

Tính bảo mật của thẻ tín dụng không cao như nhiều loại thẻ bới nó là thẻ dùng để thanh toán nhu cầu cá nhân. Chính vì thế, cần phải bảo mật thông tin, tránh để rơi vào tay kẻ gian để mất tiền.

Lưu ý, khi dùng thẻ tín dụng thanh toán tại các cửa hàng, siêu thị… đưa và nhận lại thẻ ngay từ nhân viên thanh toán. Quá trình thanh toán nên quan sát kĩ nhân viên để tránh bị lộ thông tin.

Thông tin trên thẻ cần được bảo mật, đặc biệt là thông tin cá nhân, số thẻ phía sau thẻ. Khi mua hàng online hãy sử dụng thẻ ở các website uy tín. Trường hợp mất thẻ cần báo với ngân hàng để khóa tài khoản.

Kiểm tra kỹ hóa đơn mua hàng

Thói quen kiểm tra hóa đơn sau thanh toán cần được duy trì khi sử dụng thẻ tín dụng để đảm bảo số tiền bị trừ chính xác trong thẻ. Hàng tháng, ngân hàng thường gửi sao kê cho khách hàng. Chủ thẻ tín dụng nên kiểm tra sao kê một cách cẩn thận về các thông tin về khoản chi tiêu, địa điểm thanh toán, thời điểm thanh toán. Việc này để tránh những khoản chi “từ trên trời rơi xuống”.

Nếu thấy những khoản chi từ trên trời rơi xuống mà bạn không chi tiêu, hãy liên hệ với ngân hàng để được giải quyết.

Theo dõi báo cáo tín dụng hàng tháng

Báo cáo tín dụng khác với sao kê ngân hàng gửi cho người dùng. Theo đó, báo cáo tín dụng sẽ được kiểm soát bởi Trung tâm tín dụng quốc gia CIC. Tại đây sẽ lưu giữ thông tin cá nhân, lịch sử thanh toán nợ từng tháng, điểm tín dụng, xếp hạng tín dụng. Báo cáo tín dụng là cơ sở để ngân hàng hay tổ chức tài chính quyết định cho bạn vay vốn hay không.

Quan tâm điểm tín dụng

Căn cứ vào lịch sử tín dụng, trung tâm tín dụng quốc gia CIC đánh giá điểm tín dụng. Nếu điểm tín dụng càng cao, uy tín tài chính của chủ thẻ càng cao. Bạn dễ được phê duyệt hồ sơ vay vốn cũng như hưởng mức lãi suất ưu đãi.

Thường xuyên kiểm tra số dư tín dụng

Tiền là của mình nên bạn cần phải có trách nhiệm trong việc theo dõi, kiểm tra số dư tín dụng thường xuyên, không tin tưởng tuyệt đối vào ngân hàng, cửa hàng. Việc này sẽ tránh những khoản chi không tên trong bản sao kê, kiểm soát chi tiêu phù hợp.

Tận dụng ưu đãi từ thẻ tín dụng

Thẻ có hạn mức càng cao thì ngân hàng càng có nhiều chương trình ưu đãi cho khách hàng. Bởi vậy khi mở thẻ, bạn đừng quên tìm hiểu và tận dụng các ưu đãi.

Exit mobile version