Thư viện crypto: Supernet là gì?

Supernet là gì và nó hoạt động như thế nào?

Supernet hoặc umbrella network kết hợp nhiều mạng nhỏ hoặc blockchain nhỏ hơn để hình thành một mạng máy tính lớn.

Sidechain là gì? Những điều chưa nói về “công thần” chuyên xử lý tốc độ giao dịch trong blockchain

Supernet là gì?

Supernet hay còn được biết đến với tên metanet – là mạng lưới các mạng cho phép tương tác và giao tiếp chéo giữa các blockchain network khác nhau.

Ý tưởng tạo ra một supernet phi tập trung cho phép các nền tảng blockchain có thể “giao tiếp” với nhau mà không cần tập trung, tạo ra một hệ sinh thái thống nhất. Nó là một mạng lưới chuyên dụng mà các nhà phát triển có thể khởi chạy dự án, mà không cần tốn thêm chi phí lưu trữ hoặc vận hành.

Tốc độ giao dịch và liên lạc giữa các blockchain với nhau được cải thiện tích cực, điều này có thể giảm chi phí hoạt động. Tài sản của người dùng có thể “chạy” trên đa mạng, cải thiện tính thanh khoản, tăng giá trị của tài sản.

Supernet tạo điều kiện cho dịch vụ phát triển, ứng dụng phi tập trung mới có thể tận dụng kết hợp các điểm mạnh của nhiều blockchain, tạo nhiều cơ hội mới trong ngành công nghiệp tiền điện tử.  

Supernet hoạt động thế nào?

Để triển khai “siêu mạng” các protocol và nền tảng công nghệ như atomic swaps, cross-chain, giao thức giao tiếp và sidechains sẽ được sử dụng. Các công nghệ này cho phép các blockchain tương tác với nhau, có thể hiểu đó là một “cầu nối” giữa các network khác nhau.

Atomic swaps (hợp đồng hoán đổi nguyên tử) – giao dịch atomic cross-chain cho phép giao dịch tiền điện tử mà không cần sử dụng các trung gian giao dịch tập trung như các sàn giao dịch.

Hợp đồng hoán đổi nguyên tử có thể diễn ra trực tiếp giữa các blockchain của các loại tiền điện tử khác nhau. Hoặc chúng có thể được thực hiện off-chain và tránh xa các blockchain chính. Điều này cho phép tài sản được chuyển giữa các blockchain mà không cần thông qua các sàn giao dịch.

Một công nghệ khác được sử dụng trong supernet là sidechains.

Sidechain được gắn và chạy cùng với mainchain để giảm độ quá tải của mainchain. Mainchain có thể hoạt động tách rời sidechain mà không làm giảm tốc độ giao dịch hay lưu trữ dữ liệu, song sidechain lại không thể tách rời mainchain.

Sử dụng mô hình đồng thuận cùng các block độc lập nhằm tập trung xử lý các giao dịch đạt tốc độ tối ưu và hiệu quả hơn, các sidechain cung cấp một cầu nối song song để có thể giao tiếp với Ethereum mainnet.

Một vài sidechain quen thuộc trên thị trường: BNB Smart chain, Polygon PoS Chain, Avalanche C-Chain, Fantom,…

Nhờ có sự cộng hưởng của mainchain và sidechain nên người dùng có thể sử dụng cùng lúc 2 blockchain. Các dự án có lượng người sử dụng lớn theo hướng phi tập trung được khuyến nghị sử dụng. 

Vì sidechain độc lập nên các blockchain đều có validator/miner, cơ chế đồng thuận riêng. Nhờ vậy, sidechain là một blockchain riêng biệt chạy song song nhưng hoàn toàn hoạt động độc lập với Ethereum mainnet. Các sidechain sử dụng các mô hình đồng thuận và thông số block của riêng chúng để xử lý các giao dịch nhanh và hiệu quả hơn.

Cách xác định địa chỉ supernet

“Mặt nạ” của địa chỉ IP là một phần của tiêu chuẩn Định tuyến liên miền không phân lớp hay còn được gọi là CIDR. Địa chỉ IP có thể được phân phối bằng mặt nạ mạng con tương ứng. 

Địa chỉ mạng được tạo ra bằng cách hợp thể nhiều địa chỉ mạng được gọi là supernet address. Quá trình xác định supernet address được gọi là phương pháp định vị địa chỉ IP – CIDR.

CIDR hoạt động dựa trên VLSM (variable-length subnet masking). Do đó, nó có thể xác định các tiền tố có độ dài tùy ý. Các địa chỉ CIDR gồm 2 tập hợp số, phần đầu là địa chỉ mạng được viết dưới dạng tiền tố, phần hai là hậu tố, cho biết số lượng bit host trong toàn bộ địa chỉ.

Điều này cho phép một người tạo địa chỉ siêu mạng bằng cách kết hợp 2 mạng nhỏ thành một mạng lớn. Siêu mạng có thể thay thế 2 mạng riêng lẻ và bất kỳ địa chỉ IP nào trong phạm vi hoạt động của siêu mạng sẽ được định tuyến đến đúng vị trí mạng chủ.

Do đó, nếu muốn kết hợp hai mạng con thành một siêu mạng duy nhất, chỉ cần loại bỏ một trong các bit mạng. Mặt nạ mạng con là 255.255.255.128, trong khi mặt nạ siêu mạng là 255.255.255.0 hoặc 11111111.11111111.11111111.00000000.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là quá trình tạo siêu mạng đòi hỏi phải am hiểu tường tận về địa chỉ IP và subnet.

Ưu điểm của siêu mạng

Sử dụng hiệu quả địa chỉ IP: Việc sử dụng địa chỉ IP hiệu quả hơn có thể thực hiện được nhờ siêu mạng, liên kết một số mạng thành một siêu mạng duy nhất.

Cải thiện hiệu quả định tuyến: Siêu mạng có thể giúp giảm số lượng mục nhập trong bảng định tuyến, giảm dung lượng bộ nhớ và sức mạnh xử lý để cải thiện hiệu quả định tuyến.

Quản lý mạng dễ dàng hơn: Supernetting có thể giúp việc quản lý mạng dễ dàng hơn bằng cách giảm số lượng mạng, đơn giản hóa việc quản trị mạng.

Tăng cường bảo mật: Bằng cách giảm số lượng mạng máy tính, siêu mạng cũng có thể cải thiện bảo mật bằng cách lập hàng rào bảo vệ khỏi các tin tặc.

Tăng tính tương tác: Đây là một tính năng trung tâm của mạng Supernet và đạt được thông qua việc sử dụng sidechains và cross-chain atomic swaps. Điều này cho phép người dùng quản lý và giao dịch các token trên các blockchain khác nhau một cách liền mạch.

Khả năng mở rộng (Scalability): Supernet cho phép xây dựng các mạng có thể được mở rộng hoặc phát triển các hợp đồng khi cần thiết để đáp ứng nhu cầu thay đổi.

Nhược điểm của siêu mạng

Độ phức tạp: Quá trình kiến tạo siêu mạng đòi hỏi người xử lý phải nắm vững kiến thức địa chỉ IP và subnet. Ngoài ra, siêu mạng đòi hỏi giải pháp phần mềm và phần cứng chuyên dụng, điều này có thể khiến chi phí xây dựng mạng tăng cao.

Rủi ro bảo mật: Nếu việc tạo siêu mạng thực hiện không chính xác có thể làm phát sinh vấn đề bảo mật, khiến vấn đề an ninh mạng trở nên khó kiểm soát do việc kết nối nhiều mạng thành một mạng chính trung tâm làm gia tăng diện tích tấn công của hacker.

Các vấn đề về khả năng tương thích: Supernetting (gộp mạng) có thể tạo ra các vấn đề về khả năng tương thích với một số thiết bị mạng hoặc phần mềm có thể không hỗ trợ CIDR.

Thiếu chi tiết: Siêu mạng có thể khiến việc phân đoạn mạng trở nên khó khăn. Do đó, việc kiểm soát truy cập vào các thiết bị mạng cụ thể có thể trở nên khó khăn hơn.

Khả năng mở rộng hạn chế: Siêu mạng có thể hạn chế khả năng mở rộng theo nghĩa là nó có thể gây khó khăn trong việc thêm các mạng mới vào siêu mạng hiện có.

Sự khác biệt giữa subnet và supernet

Subnet được tạo ra bằng ách phân đoạn mạng lớn thành các mạng nhánh để tối ưu hóa khả năng quản lý. Các subnet lại chia thành các mục nhỏ hơn, độc lập, cải thiện cấu trúc và bảo mật. Mỗi subnet có thể được thiết lập và quản lý độc lập và có thể có bộ địa chỉ IP riêng.

Đối với supernet, siêu mạng tìm cách mở rộng và đơn giản hóa các cơ sở hạ tầng mạng phức tạp bằng cách xây dựng các bảng định tuyến nhắm mục tiêu đến nhiều mạng con trong một giao diện duy nhất.

Nguồn Cointelegraph

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác

Exit mobile version