Tái bảo hiểm là gì? Các hình thức tái bảo hiểm hiện nay

Tái bảo hiểm là gì? Các hình thức tái bảo hiểm hiện nay

Tái bảo hiểm là gì? Có các hình thức tái bảo hiểm nào hiện nay? Cùng Vimoney tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Sự ra đời của hoạt động tái bảo hiểm trên thế giới bắt nguồn từ sự tồn tại của các rủi ro. Hiện nay, nó đã trở thành một ngành kinh doanh khá sôi động trên thế giới nhưng lại còn khá mới mẻ ở Việt Nam. 

Tái bảo hiểm là gì?

Tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ, trong đó đơn vị bảo hiểm sẽ chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho bên khác. Nó được thực hiện bằng cách nhượng lại một phần chi phí bảo hiểm cho nhà bảo hiểm khác thông qua hợp đồng tái bảo hiểm. 

Nói một cách dễ hiểu, khi công ty bảo hiểm không còn đủ khả năng chi trả, họ sẽ cần một bên khác chia sẻ rủi ro cùng. Nhưng do được hình thành trên cơ sở bảo hiểm gốc nên tái bảo hiểm thực tế luôn gắn liền với nghiệp vụ bảo hiểm gốc.

Theo hợp đồng bảo hiểm, Công ty bảo hiểm gốc vẫn có nghĩa vụ phải tự trả cho người được bảo hiểm. Trong trường hợp có thiệt hại, công ty bảo hiểm gốc sẽ nhận về các khoản bồi hoàn từ bên tái bảo hiểm. Phần bồi hoàn này nằm trong phạm vi rủi ro xảy ra đã được bảo hiểm lại.

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 công ty tái bảo hiểm là Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam và Công ty tái bảo hiểm PVI (PVI Re).

Vai trò của tái bảo hiểm 

Tái bảo hiểm giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp cũng như người tham gia bảo hiểm. Một vài vai trò của nó gồm có:

Phân tán rủi ro: Trong những trường hợp tích lũy rủi ro hay gặp phải sự cố thảm họa thì đây là nghiệp vụ đặc biệt cần thiết. Như vậy, trong trường hợp gặp phải sự cố vượt quá khả năng chi trả, phía công ty bảo hiểm gốc vẫn có thể nhận được bảo hiểm, đồng thời tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Ổn định tài chính cho công ty bảo hiểm gốc: Công ty bảo hiểm gốc có thể dần dần ổn định tài chính nhờ vào phần hoa hồng tái bảo hiểm cũng như việc được hỗ trợ kỹ thuật… 

Giúp khách hàng an tâm: Do đã được đảm bảo khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm nên trong trường hợp gặp phải rủi ro vẫn sẽ được bồi thường một cách đầy đủ, kịp thời.

Hợp đồng tái bảo hiểm có những đặc điểm gì?

Hợp đồng tái bảo hiểm được thiết lập giữa bên tham gia (doanh nghiệp bảo hiểm gốc) và một doanh nghiệp bảo hiểm khác hay doanh nghiệp chuyên doanh tái bảo hiểm. Theo đó, trong trường hợp xảy ra rủi ro, đối tượng bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm gốc.

Hợp đồng tái bảo hiểm được “phát sinh” trong trường hợp người tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã có hợp đồng.

Theo đó, bên tham gia hợp đồng tái bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm gốc. Trường hợp xảy ra rủi ro, đối tượng bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm gốc đối với người tham gia bảo hiểm.

Trong hợp đồng tái bảo hiểm, các bên có nghĩa vụ qua lại với nhau. Cụ thể, nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm gốc là chuyển phí bảo hiểm thu được cho doanh nghiệp tái bảo hiểm. Tùy vào mức rủi ro bên tái bảo hiểm nhận thì tỷ lệ phí chuyển sẽ tương ứng. 

Trong khi đó, doanh nghiệp tái bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm ở mức tỷ lệ nhất định.

Hợp đồng tái bảo hiểm mang tính độc lập. Hiểu đơn giản là, theo hợp đồng bảo hiểm gốc, công ty bảo hiểm gốc vẫn phải chi trả cho người được bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu xảy ra rủi ro, gây thiệt hại, công ty bảo hiểm gốc vẫn nhận về một khoản bồi hoàn trong phạm vi rủi ro đã được tái bảo hiểm. 

Thêm vào đó, đơn vị duy nhất có trách nhiệm với người tham gia bảo hiểm là doanh nghiệp bảo hiểm. Về mặt pháp lý, người tham gia bảo hiểm chỉ có thể yêu cầu khởi kiện đối với doanh nghiệp bảo hiểm gốc.

Hiện nay có các hình thức tái bảo hiểm nào?

Tái bảo hiểm chia thành 3 loại, tùy vào nhu cầu cũng như hình thức chuyển nhượng rủi ro, gồm có: Tái bảo hiểm tạm thời, tái bảo hiểm cố định, tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc. Cụ thể:

Tái bảo hiểm tạm thời

Với hình thức này sẽ được tùy ý lựa chọn. Có nghĩa là, công ty bảo hiểm gốc thực hiện chuyển nhượng cho công ty tái bảo hiểm riêng lẻ từng đơn hoặc từng dịch vụ. Và tất nhiên, doanh nghiệp tái bảo hiểm sẽ có quyền nhận hoặc từ chối, thậm chí chọn tái bảo hiểm ở một tỷ lệ họ cho là thích hợp.

Trong hình thức tái bảo hiểm tạm thời, công ty bảo hiểm gốc có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến dịch vụ bảo hiểm cho công ty tái bảo hiểm.

Tái bảo hiểm cố định

Hình thức tái bảo hiểm này cho phép công ty bảo hiểm gốc chuyển nhượng tất cả rủi ro từ bảo hiểm gốc đã thỏa thuận cho bên tái bảo hiểm. Cùng với đó, công ty tái bảo hiểm sẽ buộc phải bảo hiểm cho tất cả những rủi ro đó.

Tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc

Hình thức bảo hiểm này không bắt buộc phải chuyển nhượng toàn bộ những dịch vụ bảo hiểm. Nhưng, đối với công ty tái bảo hiểm thì sẽ phải chấp nhận những dịch vụ từ công ty bảo hiểm gốc đã thỏa thuận. 

Điều kiện là những dịch vụ này sẽ phải phù hợp với điều khoản cũng như nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng tái bảo hiểm. Nhằm để công ty nhận tái bảo hiểm được đảm bảo về mặt lợi ích, các bên tham gia hợp đồng tái bảo hiểm lựa chọn – bắt buộc sẽ  phải tuyệt đối trung thực.

Exit mobile version