Tài khoản định danh điện tử – Hướng dẫn cài đặt và xác thực

Tài khoản định danh điện tử - Hướng dẫn cài đặt và xác thực

Với tài khoản định danh điện tử, công dân có thể ngồi tại nhà để thực hiện nhiều dịch vụ công, các giao dịch tài chính như thanh toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chuyển tiền…

Triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, dự kiến từ cuối tháng 2-2022 đến đầu tháng 3-2022, Bộ Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân thông qua các hoạt động cấp, đổi lại, cấp lại Căn cước công dân trên phạm vi toàn quốc.

1. Mã định danh điện tử và xác thực định danh điện tử

Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên tài khoản và mật khẩu (hoặc hình thức xác thực khác) được tạo bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an (theo khoản 7 Điều 2 của Quyết định 34/2021/QĐ-TTg).

Tài khoản định danh điện tử sẽ là tài khoản giao dịch trên các Cổng dịch vụ công Quốc gia, đồng thời cũng là tài khoản thực hiện các thủ tục hành chính online khi bạn có nhu cầu.

Theo đó, danh tính điện tử bao gồm:

Mức độ của tài khoản định danh điện tử có 2 mức độ, việc lựa chọn sử dụng mức độ của tài khoản định danh điện tử do bên sử dụng dịch vụ quyết định.

2. Đối tượng đăng ký tài khoản định danh điện tử

Theo quy định tại Điều 6 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg đối tượng đăng ký tài khoản định danh điện tử gồm:

Các thông tin cần khai báo được thực hiện trên thiết bị điện tử khi cá nhân đăng ký tài khoản định danh điện tử gồm:

Công an sẽ tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử cho bạn. Sau khi đã có tài khoản định danh điện tử, công dân có thể vào app định danh điện tử để kích hoạt định danh điện tử của mình và đăng nhập tài khoản định danh điện tử rồi tiến hành sử dụng.

3. Cách đăng ký tài khoản định danh điện tử qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia

Khi công dân đến cơ quan Công an quận/huyện/tỉnh/thành phố làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân (CCCD) gắn chip thì có thể thực hiện đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử theo các bước và cung cấp các thông tin sau:

4. Kích hoạt tài khoản định danh điện tử

Kích hoạt tài khoản định danh điện tử Mức độ 1

Người đăng ký thực hiện việc kích hoạt theo yêu cầu của Hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Người đăng ký thực hiện việc kích hoạt theo yêu cầu của Hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Kích hoạt tài khoản định danh điện tử Mức độ 2

Người đăng ký thực hiện việc kích hoạt theo yêu cầu của Hệ thống định danh và xác thực điện tử;

Người đăng ký thực hiện việc kích hoạt theo yêu cầu của Hệ thống định danh và xác thực điện tử.

5. Những lợi ích khi người dân có tài khoản định danh điện tử

Mọi công dân đều có thể đăng ký tài khoản định danh điện tử nếu có nhu cầu sử dụng. Đáng chú ý, việc bảo mật thông tin công dân, không thể giả mạo, chính xác và duy nhất do thông tin được xác thực từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là dữ liệu gốc được Chính phủ giao cho Bộ Công an quản lý.

Do vậy, khi công dân thực hiện các giao dịch điện tử trên môi trường điện tử sẽ thuận tiện và an toàn. Bên canh đó công dân cũng được hưởng khá nhiều lợi ích khi sử dụng tài khoản định danh điện tử.

Trong thời gian tới, Bộ Công an tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng định danh và xác thực điện tử, triển khai Đề án ứng dụng dữ liệu dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử trong Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030, việc đăng ký sử dụng tài khoản định danh điện tử ngày càng trở lên cần thiết và mang lại nhiều lợi ích rõ rệt cho người dân.

Exit mobile version