Tai ương chính trị và cơn ác mộng suy thoái kinh tế đe dọa nước Anh

Nền kinh tế nước Anh có thể rơi vào thời kỳ suy thoái.

Bất ổn chính trị, lạm phát và nỗi lo năng lượng đang khiến nước Anh rơi vào tuyệt vọng.

London có được nghỉ ngơi?

London có lẽ không còn thời gian để nghỉ ngơi trước những biến động lớn: Bất ổn chính trị, lạm phát đã khiến các nhà đầu tư dè dặt hơn khi bước chân vào cuộc chơi kinh tế trên đất Anh.  

Thị trường chứng khoán suy giảm, đồng bảng Anh “bấp bênh”, dự đoán tăng trưởng kinh tế sẽ yếu dần sau khi Thủ tướng Boris Johnson từ chức.

Thủ tướng Johnson và Tổng thống Zelensky trong chuyến viếng thăm Kiev.

Chỉ tính từ chiều 5/7, gần 60 nghị sĩ với khoảng 50% trong nội các của Thủ tướng Johnson đã từ chức để gây áp lực buộc ông phải rời nhiệm sở. Kịch tính nhất là việc chưa đầy 2 ngày sau khi được bổ nhiệm, tân Bộ trưởng tài chính Nadhim Zahawi cũng đã kêu gọi thủ tướng từ chức.

Giám đốc Janus Henderson Investors nói: “Các công ty đang mất dần giá trị định giá bởi cổ phiếu của họ đang giao dịch ở mức quá thấp”.

Trong hoàn cảnh này, bất cứ chính trị gia nào tiếp quản “ấn tỷ” từ phía cựu Thủ tướng Boris Johnson đều phải chịu áp lực rất lớn. Sau những tháng này dồn tâm huyết cho Ukraine, ông Johnson đã không còn sức mạnh để kích thích 1 cú nổ lớn về phía thị trường kinh tế của nước Anh.

Đồng bảng Anh đang giao dịch ở mức thấp nhất trong 2 năm, các nhà đầu tư hy vọng rằng chính phủ sẽ nhanh chóng tung ra các biện pháp cứu trợ để giảm tải áp lực hiện tại, nhưng có vẻ sẽ là chưa đủ bởi sức nóng từ lạm phát đang đặt ở mức báo động.

Nền kinh tế nước Anh có thể rơi vào thời kỳ suy thoái.

Tim Graf đến từ EMEA tại State Street nhận định: “Việc từ chức của ông Boris Johnson sẽ không làm thay đổi cục diện kinh tế và số phận của đồng bảng Anh. Thứ khiến nền kinh tế tăng trưởng chậm chính là cái bắt tay đáng sợ giữa lạm phát giá cả và tăng trưởng thị trường chậm lại”.

Kinh tế nước Anh có tồi tệ như tiên đoán?

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF phát đi dự đoán Anh sẽ là quốc gia có tình hình kinh tế tồi tệ nhất trong nhóm G7 vào năm 2023.

Dự báo nước Anh sẽ chứng kiến lạm phát đạt 11% vào cuối năm 2022, các nhà bán lẻ như Currys (CURY.L) và Sainsbury (SBRY.L) phát đi cảnh báo doanh thu thê thảm trong tháng này.   

Lạm phát thường niên và lãi suất cơ bản cao trở thành thách thức lớn với nhiều nhà đầu tư khi họ lên kế hoạch bán dần các trái phiếu nắm giữ để bảo toàn tài sản.  

Các doanh nghiệp từ mọi lĩnh vực kinh tế đang phải đối mặt với tình trạng chi phí tăng cao chưa từng thấy, từ chi phí nguyên liệu thô đến năng lượng và cả áp lực về tiền lương.

Tại nhiều khu chợ London, người tiêu dùng cảm thấy gánh nặng rõ ràng hơn khi rút tiền ra để mua sắm 1 mặt hàng sản phẩm lương thực. Người bán đau đầu khi tính toán chi phí đầu vào, còn người mua đắn đo hơn khi rút tiền mua sắm.

Nhiều tiểu thương đã nói rằng công việc kinh doanh của họ cũng bị ảnh hưởng tương tự dẫn đến lợi nhuận giảm 50%. Tiền điện, tiền gas, mọi thứ đều tăng giá nên mọi người chỉ mua những thứ mà họ thực sự cần.

Lạm phát Anh tăng vọt do giá năng lượng đi lên và nhu cầu hồi sinh trong lúc chuỗi cung ứng vẫn căng thẳng. Thống đốc Andrew Bailey tái khẳng định tình hình lạm phát ở Anh sẽ leo thang và kéo dài hơn so với những quốc gia khác.   

Exit mobile version