Tại sao nhiều quốc gia “đồng cảm” với Nga?

Why so much of the world won’t stand up to Russia

Chắc chắn chịu nhiều thiệt hại, song nước Nga vẫn nhận được sự đồng tình và hỗ trợ của nhiều quốc gia khác.

Câu chuyện không chỉ riêng ai?

Khi 2 nhà lãnh đạo đến từ có cuộc trao đổi trực tuyến vào ngày 11/4/2022 vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đồng ý với quan điểm của Tổng thống Joe Biden về nền dân chủ. Tuy nhiên, khi được nhắc đến vấn đề liên quan đến xung đột Ukraine, chưa có một điều gì thật sự rõ ràng.

Hai chính trị gia đều quan ngại hoàn cảnh dân thường ở Ukraine. Mặc dù Tổng thống Joe Biden không đặt dấu hỏi lớn rằng ai đã gây ra thảm cảnh này, nhưng ông Modi đã thận trọng hơn khi nói cần “một cuộc điều tra minh bạch” về những gì đã xảy ra ở thị trấn Bucha.

Ấn Độ là quốc gia đã bỏ phiếu trắng trong phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về tình hình Ukraine. Cùng với Ấn Độ, châu Á, Trung Đông, châu Phi và châu Mỹ-Latinh, thậm chí cả những khách hàng thương mại lâu năm của Mỹ cũng từ chối bày tỏ quan điểm về Nga.

Về phía mình, Ấn Độ “khó xử” trong việc lên án Nga mặc dù có gián tiếp yêu cầu Moskva tôn trọng luật pháp quốc tế.

Nước Nga mong muốn Ấn Độ làm nền tảng cho trật tự thế giới mới?

Ấn Độ vốn có truyến thống giữ quan điểm trung lập đối với các xung đột trên thế giới, đây cũng là quốc gia nhận được sự cung cấp vũ khí lớn nhất đến từ Nga. Thật khó để Delhi có thể bỏ qua lịch sử hàng thập kỷ hợp tác ngoại giao với Nga trong một số vấn đề.

Các chuyên gia tin rằng vấn đề “nhạy cảm” này có thể trở thành một con bài mặc cả giữa Ấn Độ và Mỹ. Và có thể chính sách đối ngoại của Ấn Độ sẽ bị thử thách nghiêm trọng.

Bài toán đánh giá

Thật khó để đưa ra đánh giá mức độ các nước đi ngược lại với chính sách cô lập Nga đến từ phương Tây khi có tới 40 quốc gia phản đối và bỏ phiếu trắng.

Nhìn từ phía ngoài, Nga có vẻ đang lạc lõng tại Liên hợp quốc khi cuộc xung đột Ukraine đang đi trái lại với nguyên tắc “bình đẳng tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia”.

Trong tuần trước, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền, thậm chí đối với những nước bỏ phiếu trắng thì được coi là “hành động không thân thiện”.

Nhưng con số tỷ lệ thực sự đáng quan tâm khi tại phiên họp khẩn cấp, có tới 93 phiếu thuận, 24 phiếu chống và 58 phiếu trắng.

Các nhà ngoại giao có vẻ đang thận trọng khi nói đến xung đột Ukraine. Những tờ phiếu trắng phần nào nói lên sự lo lắng của các nước rằng lệnh trừng phạt Nga đã khiến nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng bởi giá năng lượng đã không còn là con số “hiền hòa”.

Ai là bạn nước Nga?

Tổng thống Putin nhận được sự ủng hộ tuyệt đối đến từ người dân nước Nga.

Ngoại trừ Cuba, Nicaragua và Venezuela, các nước Mỹ-Latinh cũng lên tiếng ủng Liên hợp quốc lên án Nga trong vấn đề của Ukraine. Tuy nhiên, sau đó, một số nước (trong đó có Brazil và Mexico) đã không mạnh dạn trong cuộc họp loại Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền.

Với Brazil, Tổng thống Jair Bolsonaro đã hết lời khen ngợi phẩm chất của ông Putin. Bất chấp khủng hoảng trong giai đoạn nhạy cảm, Tổng thống Brazil vẫn đến thăm Nga đồng thời là quốc gia đã từ chối ủng hộ các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga.

Mặc dù có thái độ rõ ràng về vấn đề Ukraine tuy nhiên Brazil không có ý định cắt đứt quan hệ thân thiết với “gấu xám phương Bắc” bởi Brazil nhập khẩu 70% lượng phân bón từ Nga, và con số này vẫn tăng lên hàng năm.

Chuyến thăm Nga của Tổng thống Brazil diễn ra bất chấp những căng thẳng xoay quanh vấn đề liên quan đến Ukraine.

Tổng thống Bolsonaro cho biết Brazil sẽ giữ thái độ trung lập đồng thời có quan điểm hài hòa đối với các đối tác của mình.

Đối với Mexico, Tổng thống Andrés Manuel López Obrador lên tiếng chỉ trích việc phương Tây ra các lệnh hạn chế đối với phương tiện truyền thông Nga

Ông Obrador cho biết: “Chúng tôi sẽ không thực hiện bất kỳ hình thức trả đũa kinh tế nào vì chúng tôi muốn một mối quan hệ tốt đẹp với tất cả chính phủ trên toàn thế giới. Tôi cũng không tán thành thực tế rằng các phương tiện truyền thông của Nga đang bị kiểm duyệt”.

Ở châu Phi, Nga đã tìm thấy sự đồng cảm khi gần 50% quốc gia ở châu Phi bỏ phiếu trắng tại cuộc họp đầu tiên của Liên hợp quốc về vấn đề Ukraine. Kể từ năm 2019, Tổng thống Putin đã khởi động mối quan hệ ngoại giao, kinh tế và quân sự với các đồng minh châu Phi trước đây.

Còn tại nước Nga, khảo sát mới nhất cho thấy tỷ lệ tín nhiệm Tổng thống Putin tăng lên, với hơn 80% người Nga ủng hộ những hành động của ông.

Ít nhất trong ngắn hạn, Nga chắc chắn chịu nhiều thiệt hại, song nước Nga vẫn nhận được sự đồng tình và hỗ trợ của các quốc gia khác.

Zoe (Nguồn The Economist)

 

 

 

Exit mobile version