Tại sao Weibo âm thầm quay trở lại Hồng Kông để IPO?

Cổ phiếu Weibo giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tiên ở Hồng Kông.

Cổ phiếu Weibo giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tiên ở Hồng Kông.

Weibo đã trở lại Hồng Kông. Quyết định này được cho là để tránh “phong ba bão táp” từ chính quyền Trung Quốc.

Ngày 8/12, gã khổng lồ truyền thông xã hội Trung Quốc Weibo, niêm yết tại Mỹ được 7 năm, đã chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Giá mở cửa của Weibo là 256,2 đô la Hồng Kông / cổ phiếu, và tổng giá trị thị trường được tính là đạt 60 tỷ đô la Hồng Kông. Tuy nhiên, cổ phiếu của Weibo đã giảm 7% so với giá chào bán 272,8 HKD. Weibo là công ty internet mới nhất của Trung Quốc thực hiện niêm yết thứ cấp tại Hồng Kông.

Weibo ra đời từ năm 2009, là một trang mạng xã hội lớn nhất hiện nay ở Trung Quốc. Ngày nay, trang mạng xã hội này có lượng người dùng hoạt động trung bình hàng ngày là 246 triệu. Kể từ tháng 2 năm 2014, Wang Gaofei, người đã gắn bó với Sina được 14 năm, đảm nhiệm vị trí CEO của Weibo. 

Nhờ sự hỗ trợ của nhiều người nổi tiếng và các blog nhỏ của chính phủ, Sina Weibo đã đạt 140 triệu người dùng chỉ trong một năm rưỡi sau khi ra mắt. Thế giới bên ngoài gọi Weibo là “Twitter phiên bản Trung Quốc”. 

Vào tháng 3 năm 2014, Sina Weibo chính thức đổi tên thành “Weibo”; sau một tháng, Weibo đã cập bến thành công Nasdaq và giá trị thị trường mới nhất của Weibo đã đạt 7,6 tỷ đô la Mỹ.

Quyết định niêm yết thứ cấp ở Hồng Kông này của gã khổng lồ truyền thông xã hội Trung Quốc một phần có thể là do gã khổng lồ công nghệ Didi Global Inc. tuyên bố sẽ bắt đầu huỷ niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ và lên kế hoạch niêm yết lần hai tại Hồng Kông trước sức ép từ chính quyền Trung Quốc.

Didi khiến các nhà quản lý Trung Quốc tức giận khi quyết định IPO tại Mỹ mà không giải quyết các vấn đề an ninh mạng tồn đọng. Giới chức Trung Quốc đã tiến hành hàng loạt cuộc điều tra nhằm vào công ty này và yêu cầu công ty hủy niêm yết.

Didi thành lập năm 2012, là hãng kinh doanh dịch vụ gọi xe lớn nhất Trung Quốc với gần 500 triệu người dùng; được định giá khoảng 70 tỷ USD và đạt tới 20 triệu lượt đặt xe mỗi ngày. Didi từng giành chiến thắng và hất cẳng “gã khổng lồ” Uber khỏi thị trường Trung Quốc.

Bên cạnh Weibo, Baidu, Alibaba, JD.com và NetEase cũng thực hiện niêm yết thứ cấp tại Hồng Kông.

Công cuộc đàn áp của Trung Quốc đến các công ty công nghệ

Những tháng gần đây, nhiều ông lớn Trung Quốc đều trở thành mục tiêu chính trong cuộc đàn áp ngày càng tăng của chính quyền Bắc Kinh đối với lĩnh vực công nghệ. Trung Quốc đã nhanh chóng ban hành một loạt luật về các vấn đề từ chống độc quyền đến bảo mật dữ liệu. Động thái này khiến các nhà đầu tư thoát chạy khỏi thị trường Trung Quốc và thổi bay hàng tỷ USD giá trị của hàng loạt công ty lớn.

Alibaba hứng chịu nhiều cơn phẫn nộ của chính ohur Trung Quốc với các công ty công nghệ.

Cuối tháng trước, cơ quan quản lý thị trường của Trung Quốc đã công bố án phạt nhắm vào một loạt các “đại gia” công nghệ bao gồm: Alibaba, Baidu và JD.com vì đã không khai báo 43 giao dịch kể từ năm 2012 với cơ quan chức năng. Theo đó, mỗi công ty liên quan sẽ bị phạt 500.000 nhân dân tệ (78.000 USD), mức tối đa theo Luật chống độc quyền năm 2008 của Trung Quốc.

Exit mobile version