Bộ tam sinh là một trong những lễ vật quan trọng, không thể nào thiếu trong các lễ cúng khai trương, động thổ, đặc biệt là cúng vía Thần Tài… Vậy thực chất bộ tam sinh là gì? Bộ tam sinh gồm những gì? Mời bạn theo dõi bài viết sau của ViMoney để có được câu trả lời nhé!
Bộ tam sinh là gì? Ý nghĩa của bộ tam sinh
Theo các chuyên gia văn hóa, bộ tam sinh (hay còn gọi là bộ tam sanh) là một loại lễ vật gồm 3 loài vật tượng trưng cho Thổ – Thủy – Thiên, thường xuất hiện trong các mâm cúng Thần Linh. Đặc biệt, trong mâm cúng Thần Tài ở các tỉnh miền Nam thì bộ tam sinh này không thể thiếu được.
Bộ tam sinh là một nét văn hoá đặc biệt, không chỉ là lễ vật dâng cúng bình thường mà còn mang ý nghĩa văn hoá.
Đầu tiên, tam sinh là biểu tượng cho 3 loài:
- Noãn sinh (sinh từ trứng),
- Thai sinh (sinh từ bào thai),
- Thấp sinh (sinh từ nước).
Tam sinh có ý nghĩa: là 3 loài vật tượng trưng cho
- Thổ – Miếng thịt heo đẹp, cắt gọn gàng, có thể luộc hoặc quay đại diện cho loài thai sinh (sống trên cạn),
- Thủy – Vài con tôm hoặc cua luộc đại diện cho loài thấp sinh (sống dưới nước),
- Thiên – Trứng vịt, trứng gà luộc đại diện cho loài noãn sinh (đại diện loài có lông vũ bay trên trời, và lí do người ta dùng trứng là để biểu trưng hơn cho tính phồn thực).
Bên cạnh bộ “tam sinh”, người dân miền Nam còn thường cúng Thần Tài bằng “cá lóc nướng”. Cá lóc này phải để nguyên con, không cạo vảy, không cắt vi, cắt đuôi, đem đi nướng trui. Việc để nguyên trạng cá lóc như trên là để tưởng nhớ rằng ông cha rất thiếu thốn khó khăn trong buổi đầu khai hoang, không nề hà chuyện cá vảy cả con, miễn sao nuôi dưỡng được bản thân và đảm bảo công việc thì vui lòng.
Cho nên, bất kể mâm cúng ngày vía Thần Tài dù đơn giản hay cầu kỳ, dù to hay nhỏ đều không thể thiếu được bộ tam sinh.
Bộ Tam Sinh dùng trong các lễ cúng nào là đúng:
Bộ Tam Sinh dùng để cúng thánh thần, thường cúng Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, cúng Thổ Thần, cúng Động Thổ, Khai Trương,…. Một mâm cỗ sẽ được chuẩn bị 1 miếng thịt, 1 hoặc một vài con tôm hoặc 1 con cua, 1 quả trứng luộc. Tuy nhiên, tùy theo mỗi vùng miền mà mâm cỗ Tam Sên khác nhau, ví dụ ở Huế thì là người dân cúng Môi (mép) Bò, Dồi Trường, Lưỡi Heo; còn ở miền Nam thì họ thường cúng thêm Cá Lóc,…
Thổ Địa, Thần Tài là một trong những vị thần dân gian được người dân thờ cúng với mong muốn cầu bình an, sung túc cho gia đạo. Không giống các vị thần thánh khác, phải đặt trên cao, nơi trang nghiêm.
Thần Tài, Thổ Địa lại thường được đặt thờ dưới đất, hướng mặt ra cửa chính của mỗi gia đình. Và việc cúng Thần Tài không chỉ là nghi thức nhằm cầu tài lộc cho gia đình mà còn là một cách tưởng nhớ công ơn của các vị thần dân gian.
– Những lưu ý cần biết trước và sau khi cúng Thần Tài, Thổ Địa,…
- Hàng ngày bạn nên thắp hương mỗi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 16 – 19h, mỗi lần đốt 5 cây nhang.
- Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa thường xuyên.
- Không được để các con vật chó mèo đến quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa.
- Hàng tháng thường xuyên lau bàn thờ, tắm cho Thần Tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước
- Khi cúng xong gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được vung vãi ra ngoài.
- Vàng, bạc đốt ở ngoài, rượu hay nước thì đứng từ ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào,
- Bộ tam sinh hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không nên cho người ngoài ăn.
Mỗi mâm cúng đều có những lễ vật thiết yếu và những điều lưu ý cần tránh, cho nên sự chuẩn bị kỹ càng và chu đáo trong các mâm cúng rất quan trọng.