Tận thế bây giờ, thị trường khi nào?

Giới quan sát chỉ ra rằng dù ghi nhận sự phục hồi, các nhà đầu tư vẫn lo ngại về khả năng xảy ra suy thoái kinh tế.

Thị trường biến động đảo chiều, ngân hàng trung ương tăng lãi suất làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái trung hạn.

Tận thế?

Ông chủ của Ngân hàng Trung ương Anh – Andrew Bailey tiếc nuối khi nhìn vào điều được gọi là “apocalyptic” của thế giới. Mặc dù không muốn thừa nhận nhưng ông Bailey nói rằng nền tài chính tiền tệ đang phải trải qua thử thách lớn nhất trong 25 năm qua với các sự kiện đáng sợ: Xung đột Nga – Ukraine, lạm phát, chính sách phong tỏa của Trung Quốc nhằm chống lại đại dịch Covid-19.

Chủ tịch FED Jerome H.Powell đã phát đi thông điệp rằng trong cuộc chiến lạm phát sẽ có những “nỗi đau” mà thế giới cần vượt qua.

Chẳng có gì ngạc nhiên khi thị trường rớt nhịp, biến động quá mạnh. Để hạ nhiệt lạm phát, các ngân hàng trung ương toàn cầu tiến hành tăng lãi suất, quyết định mạo hiểm này có thể khiến rủi ro về 1 cuộc suy thoái tăng mạnh.

Người dân Mỹ đối diện với tình cảnh lạm phát tiêu dùng khi giá cả hàng hóa tăng cao quá mức.

Nỗi sợ hãi về một cuộc đại suy thoái thường trực trước những dữ liệu đậm màu u tối của Trung Quốc. Lợi tức trái phiếu kho bạc dài hạn (10 năm) của Mỹ giảm gần 30 điểm cơ bản từ mức cao nhất 3-1 chỉ trong 1 tuần. 

Giới quan sát chỉ ra rằng dù ghi nhận sự phục hồi, các nhà đầu tư vẫn lo ngại về khả năng xảy ra suy thoái kinh tế, bên cạnh việc giá cả tăng cao ăn vào thu nhập của người tiêu dùng và chi phi đi vay.

Thị trường chứng khoán dần ổn định, song số liệu GDP mới nhất của Mỹ và khu vực Eurozone khiến tâm lý chắc chắn của các nhà đầu tư mong manh trở lại.

Các nhà kinh tế dự báo doanh thu bán lẻ tăng 0,9% trong tháng 4, giảm 0,1% so với tháng 3 (0,5%).Tại Anh ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1974 ở mức 3,7% trong quý I/2022.

Cuối cùng, trong khi tâm lý đón nhận rủi ro, giá hàng hóa tiếp tục tăng đặc biệt là lúa mì và nông sản làm dấy lên lo ngại về 1 cuộc khủng hoảng lương thực khi nguồn cung bị thiếu so với nhu cầu.

Thị trường châu Á khởi sắc ra sao?

Thị trường châu Á diễn biến trái chiều trong phiên chiều ngày 17/5/2022.

Cổ phiếu châu Á tăng điểm bởi nhóm cổ phiếu công nghệ tăng tốc trong bối cảnh Trung Quốc “mở cửa” nới lỏng tự do cho lĩnh vực công nghệ.

Tâm lý thị trường ổn định hơn khi Thượng Hải đón nhận tin tích cực 3 ngày liên tiếp không có ca bệnh nhiễm Covid-19 mới bên ngoài khu vực cách ly. Nhiều khả năng lệnh phong tỏa sẽ được dỡ bỏ phần nào giảm căng thẳng về việc tắc nghẽn chuỗi cung ứng.  

Ngoài Thượng Hải, vẫn còn hàng chục thành phố khác của Trung Quốc đang áp dụng biện pháp phong tỏa, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động mua sắm, sản xuất tại các nhà máy và tiêu thụ năng lượng.

Các thị trường châu Âu tích cực trở lại khi Euro Stoxx 50 tăng 0,85%.

Chỉ số chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương đã tăng 1,5% nhưng vẫn giảm trung bình 6,4% trong tháng 5. Chỉ số CSI300 của Trung Quốc đại lục (.CSI300) tăng 0,95%, Hang Seng của Hong Kong (.HSI) tăng trần 2,35%.

Tuy nhiên, những lo ngại về việc tăng trưởng kinh tế Trung Quốc không được như kỳ vọng khi chỉ số doanh thu bán lẻ và sản xuất công nghiệp giảm điểm. Các nhà đầu tư cũng đang cân nhắc việc đối mặt với thảm kịch lạm phát toàn cầu khi các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc đóng cửa vì dịch Covid-19.

Đồng USD Mỹ tiếp tục đi ngang ở thị trường thương mại châu Á. Tăng 0,17% so với đồng yên, đồng bạc xanh có vẻ đang tiến gần hơn đến mức cao nhất trong năm nay là 131,34.

Sau khi cùng sánh vai tăng gần 3 USD, giá dầu WTI và Brent trở về thế đối đầu với WTI giảm còn 114,1 USD/thùng, Brent “dậm chân” ở 114,2 USD/thùng.

Giá vàng thế giới chứng kiến sự phục hồi nhẹ với giá vàng kỳ hạn tháng 6 tăng 13,7 USD lên mức 1.823,6 USD. Vàng giao ngay giao dịch lần cuối ở mức 1.824,44 USD/ ounce, tăng 13,9 USD/ ounce.

Zoe (Nguồn Reuters)

Exit mobile version