Trong 20 năm qua, số lượng nhiều người giàu Trung Quốc ra đời nhiều vô kể, giá trị thị trường của các công ty lên đến hàng trăm tỷ. Theo thống kê, trong 18 năm, tài sản của tầng lớp giàu có của Trung Quốc đã tăng gần 36 lần.
Tầng lớp giàu có của Trung Quốc lao đao trong cơn bão
Tuy nhiên, tài sản của tầng lớp giàu có Trung Quốc không thể chịu nổi thử thách, một khi họ gặp phải những đòn chính sách mới, bị nhắm mục tiêu bán khống quá mức, mua bán và sáp nhập quá mức,… họ sẽ rơi vào cảnh túng quẫn, nợ nần chồng chất và giá trị tài sản giảm mạnh.
Trong quá khứ, làn sóng Internet đã tạo ra một lượng lớn người giàu, Jack Ma, Mã Hóa Đằng, Hoàng Tranh và Đinh Lôi lần lượt trở thành người giàu nhất.
Nền kinh tế thực cũng đã sinh ra tầng lớp giàu có. Vào năm 2010, Tông Khánh Hậu (Zong Qinghou), chủ tịch của Wahaha Group, đã lên ngôi người giàu nhất Trung Quốc. Vào tháng 1 năm nay, người sáng lập Nongfu Spring là Zhong Shanshan đã từng vượt qua Warren Buffett với giá trị tài sản ròng 89,6 tỷ USD và trở thành người giàu nhất châu Á và xếp thứ 6 trong danh sách các tỷ phú giàu nhất hành tinh.
Bất động sản là nơi tập trung tầng lớp giàu có. Nhiều công ty đã tham gia vào các thương vụ mua bán và sáp nhập ở khắp mọi nơi, liên tục tăng tỷ lệ tài sản và mở rộng quy mô tài sản.
Wanda và Evergrande đã kiếm được rất nhiều tiền nhờ vào cổ tức đang tăng nhanh chóng. Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin) – nhà sáng lập hãng địa ốc Dalian Wanda Group – từng là người giàu nhất Trung Quốc năm 2016. Ông Hứa Gia Ấn của Evergrande từng giữ vị trí giàu nhất châu Á 4 năm trước với khối tài sản lên tới 45,3 tỷ USD.
Tuy nhiên, thời thế xoay chuyển. Chỉ vài năm sau, giá trị thị trường của nhiều công ty đã bị thu hẹp, và những người giàu cũng lao đao trong vòng xoáy nợ nần khi cổ phiếu công ty bị bán khống, ngân hàng ngừng cho vay và chuối tài trợ bị phá vỡ. Vào tháng 5/ 2015, Công ty Pin năng lượng mặt trời Hanergy (HTF) đã bị nhắm mục tiêu bởi một công ty bán khống và giá trị thị trường của công ty bốc hơi 144,2 tỷ đô la Hồng Kông mỗi ngày, và giá trị tài sản ròng của ông Li Hejun ngay lập tức bốc hơi gần 100 tỷ đô la Hồng Kông.
Cuộc sống của ông trùm công nghệ cũng không hề dễ dàng. Dưới tác động của nhiều chính sách khác nhau trong nửa đầu năm nay, giá trị thị trường của các gã khổng lồ Internet đã giảm mạnh. Từ ngày 5/3 đến ngày 27/7 năm nay, giá trị tài sản ròng của những nhân vật quyền lực nhất trên Internet ở Trung Quốc đã giảm gần 100 tỷ USD.
Các công ty bất động sản cũng thảm hại không kém. Mặc dù những năm gần đây các công ty bất động sản mạnh tay trong việc chuyển đổi bất động sản và mở rộng mảng kinh doanh, tuy nhiên, trước những chính sách mới của chính phủ Trung Quốc, ít công ty nào có thể yên tâm đứng ngoài vòng sóng gió.
Từ năm 2017, Wanda bắt đầu bán dần tài sản, bao gồm các dự án công viên giải trí, bất động sản cả trong lẫn ngoài nước để giảm nợ doanh nghiệp. Tính đến ngày 31/12/2020, tổng tài sản ròng của ông Vương chỉ còn khoảng 14,2 tỉ USD và mất hút trong top 30 trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc.
Trong ba năm từ 2017 đến 2019, tổng quy mô nợ của Evergrande Real Estate đã lên đến hơn 300 tỷ USD. Cổ phiếu của Evergrande đã mất 82% giá trị tại Hong Kong kể từ giữa tháng 2-2021 đến nay và tài sản ròng của Hứa Gia Ấn đã bốc hơi 2,1 tỷ USD trong một ngày duy nhất.
Lợi nhuận hàng năm cao nhất của cả Alibaba và Tencent trong vài năm qua cũng không bằng CKH Holdings của tỷ phú Lý Gia Thành. Năm 1999, lợi nhuận hàng năm của CKH Holdings là gần 200 tỷ đô la Hồng Kông.
Sự sụt giảm nhanh chóng về tài sản của các ông trùm này là một lời cảnh báo cho các công ty:
Trong thời kỳ sóng gió, việc mở rộng quy mô và mục tiêu kiếm tiền nhanh có thể sẽ trở thành con dao hai lưỡi đánh úp trở lại doanh nghiệp, điều quan trọng là làm thế nào để duy trì sự ổn định về quy mô của công ty và có thể đứng vững trong chu kỳ suy thoái.
Nhiều công ty mua tài sản kém hiệu quả thông qua đầu cơ nhưng không tạo ra giá trị tài sản và không có khả năng sinh lời.
Để đạt được sự gia tăng nhanh chóng của cải trong một thời gian ngắn, nhiều người sẽ phải trả giá.
Nhiều người dựa vào giá trị thị trường của cổ phiếu để trở thành người siêu giàu, tuy nhiên, “nước có thể đầy thuyền nhưng nước cũng có thể lật thuyền”. Liệu Lý Gia Thành tiếp theo có thể xuất hiện trong tương lai?