Tang Xiao’ou – Vị giáo sư Trung Quốc ngành công nghệ lot top 50 người giàu nhất Hong Kong

Tang Xiao’ou - Vị giáo sư Trung Quốc ngành công nghệ lot top 50 người giàu nhất Hong Kong

Giáo sư Tang Xiao’ou, tỉ phú và nhà đồng sáng lập của doanh nghiệp khổng lồ 7 năm tuổi về AI, SenseTime, với khối tài sản trị giá 6 tỷ USD, ông Tang lần đầu tiên lọt vào Top 50 người giàu nhất Hong Kong do tạp chí Forbes vừa công bố.

Tang Xiao’ou – người sáng lập SenseTime – hiện sở hữu 21% cổ phần công ty và có khả năng lên tới 27%, tương đương 3,4 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index. Tang năm nay 53 tuổi và là giáo sư kỹ thuật thông tin tại Đại học CUKH. Vị giáo sư đang giảng dạy những môn học như xử lý hình ảnh và phân tích tín hiệu tại đại học Trung Văn Hương Cảng là một người kín tiếng trước truyền thông.

SenseTime Group – là công ty trí tuệ nhân tạo lớn nhất Trung Quốc. Sự quan tâm ngày càng lớn của các nhà đầu tư đối với cổ phiếu AI (trí tuệ nhân tạo) đã thúc đẩy SenseTime lần đầu nộp hồ sơ niêm yết tại Hong Kong — trung tâm tài chính của Châu Á.

Vào ngày 6/12, công ty đặt tại Thượng Hải và Hong Kong thông báo chuẩn bị huy động 770 triệu USD bằng việc bán ra 1,5 tỉ cổ phiếu có mức giá từ 3,85-3,99 đô-la Hong Kong và đưa nhà đồng sáng lập Tang Xiao’ou thành tỷ phú. 2/3 số tiền thu về sẽ dành cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Tang Xiao’ou top 50 người giàu nhất Hong Kong

Với khối tài sản trị giá 6 tỷ USD, ông Tang lần đầu tiên lọt vào Top 50 người giàu nhất Hong Kong do tạp chí Forbes vừa công bố.

Ke Yan, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của DZT Research có trụ sở tại Singapore cho biết các nhà đầu tư đánh giá cao triển vọng của cổ phiếu SenseTime do sự thiếu vắng các mã cổ phiếu ngành AI ở châu Á.

SenseTime đã nằm trong tầm ngắm từ các cơ quan quản lý của Mỹ. Vào năm 2019, công ty con Beijing SenseTime đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen và đối diện với lệnh cấm tiếp cận với nguồn cung, công nghệ từ nước này. Trong khi đó, những nhà phân tích lại dấy lên câu hỏi về triển vọng sinh lời.

“Những nền tảng cơ bản đang bị xáo trộn, khi mức tăng trưởng cao kèm theo từ sự tập trung lớn vào khách hàng, hướng đi không ổn định để sinh lời, khoản thua lỗ và lo ngại về mặt đạo đức xoay quanh ‘kỳ thị sắc tộc trong công nghệ,’” nhà phân tích của Global Equity Research, Arun George viết trong báo cáo ngày 28.11 dựa trên nền tảng nghiên cứu Smartkarma.

Vào tháng 12/2021, Mỹ đưa SenseTime vào danh sách đen về đầu tư, cáo buộc phần mềm nhận diện khuôn mặt của hãng bị sử dụng với mục đích vi phạm nhân quyền tại Tân Cương (Trung Quốc). Hãng đến nay vẫn bác bỏ cáo buộc này. SenseTime khi đó cũng thông báo hoãn IPO, nhưng tái khởi động chỉ sau vài ngày. SenseTime là IPO đầu tiên ở nước ngoài của một kỳ lân công nghệ nổi tiếng tại Trung Quốc, kể từ sau IPO của Didi Global hồi tháng 7 tại New York.

Theo Ke Yan, sự việc sẽ không tác động nhiều đến tăng trưởng doanh thu của SenseTime. Trong nửa đầu năm 2021, công ty đã tạo ra doanh thu 1,7 tỷ nhân dân tệ (260 triệu USD), tăng 92% so với một năm trước đó. Tuy nhiên, SenseTime vẫn chưa thu được lợi nhuận, với khoản lỗ lên tới 581 triệu USD do chi tiêu nhiều cho nghiên cứu và phát triển. Khoảng một nửa doanh thu đến từ chính phủ Trung Quốc, nơi triển khai công nghệ trong nhiều lĩnh vực, từ chăm sóc sức khỏe đến quản lý giao thông.

Tang Xiao’ou từ lâu đã tham gia phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo yêu cầu nhận diện khuôn mặt. Ông tốt nghiệp Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, sau đó nhận bằng tại Đại học Rochester ở New York, rồi lấy bằng Tiến sĩ tại Học viện Công nghệ Massachusetts năm 1996.

Ông làm việc cho Microsoft Research Asia vài năm, rồi đồng sáng lập SenseTime năm 2014 tại Thượng Hải cùng Xu Li – khi đó làm nghiên cứu tại Lenovo Group. Công ty này sau đó được IDG Capital, SoftBank, Alibaba Group và cả Silver Lake đầu tư.

Exit mobile version