Tập đoàn Lộc Trời muốn làm dự án trồng lúa chất lượng cao ở ĐBSCL

Tập đoàn Lộc Trời muốn làm dự án trồng lúa chất lượng cao ở ĐBSCL

Tập đoàn Lộc Trời đề xuất tham gia vào dự án trồng 1 triệu hecta trồng lúa chất lượng cao ở vùng ĐBSCL.

Đề xuất của Lộc Trời

Tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 – 2030, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời Huỳnh Văn Thòn cho biết, Tập đoàn Lộc Trời đề xuất muốn tham gia thực hiện dự án sản xuất lúa gạo chất lượng cao trong quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo ông Thòn cho rằng, nền kinh tế lúa gạo chắc chắn sẽ có sự đột phá mang tính bước ngoặt nếu làm tốt theo quy hoạch, xây dựng và vận hành dự án theo tư duy kinh tế ngành. Nó sẽ đóng vai trò quan trọng vào vấn đề an ninh lương thực. Chưa kể, đời sống của người nông dân trồng lúa cũng ngày càng được nâng cao, nông thôn trở nên văn minh và đáng sống hơn.

Thêm nữa, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời nhận định, dự án lúa gạo chất lượng cao còn đóng góp không nhỏ vào chương trình trung hoà khí thải mà Thủ tướng Chính phủ đã cam kết tại hội nghị COP 26.

Bốn yếu tố để Tập đoàn Lộc Trời tham gia vào dự án trồng lúa chất lượng cao

Về mong muốn tham gia xây dựng, vận hành dự án 1 triệu hecta trồng lúa chất lượng cao tại Đồng bằng sông Cửu Long, ông Thòn cho rằng có 4 yếu tố để tập đoàn Lộc Trời có thể trở thành “người đồng hành” của dự án này.

Thứ nhất, Tập đoàn Lộc Trời đã có 29 năm tham gia hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, số lượng nhân viên lên tới gần 4.000 người.  Trong đó, đội ngũ “ba cùng” với 1.300 kỹ thuật viên nông nghiệp tham gia hỗ trợ kỹ thuật mùa vụ, sát cánh với người nông dân trên từng mảnh vườn, ruông, rất được nông dân tin yêu.

Thứ hai, Lộc Trời là donah nghiệp có năng lực nghiên cứu khoa học. Viện Nghiên cứu nông nghiệp Lộc Trời hiện có sự tham gia cơ hữu và hợp tác của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước. Viện tự nghiên cứu cũng như hợp tác nghiên cứu nhằm tìm ra các giống cây trồng phù hợp nhất với điều kiện của từng vùng, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng.

Thứ ba, Lộc Trời có năng lực xử lý mùa vụ, đảm bảo về các vấn đề như năng suất cây trồng, tiêu chuẩn của các thị trường tiêu thụ. các Hợp tác xã nông nghiệp có liên kết sản xuất với Lộc Trời sẽ được sử dụng các dịch vụ như bao sâu bệnh, bao năng suất, bao lợi nhuận.

Các kỹ sư “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) của Tập đoàn Lộc Trời trên cánh đồng sản xuất lúa gạo theo mô hình bền vững tại An Giang vào năm 2017.

Thứ tư, năng lực tổ chức sản xuất của Lộc Trời lớn. Tập đoàn Lộc Trời hiện đang tổ chức sản xuất trên diện tích gần 1 triệu ha lúa và rau màu. Ngoài ký thoả thuận tổ chức sản xuất và bao tiêu 110.000 ha trong năm 2022 tại tỉnh An Giang, Lộc Trời cũng đạt được thoả thuận tổ chức sản xuất và bao tiêu lúa của nông dân toàn tỉnh Kiên Giang.

Theo tìm hiểu, Lộc Trời hiện sở hữu hơn 100 máy nông nghiệp, hơn 200 thiết bị bay không người lái để phục vụ hoạt động sạ giống, bón phân, phun thuốc.

Do đó, Lộc Trời trở thành đối tác tin cậy trong việc cung cấp nông sản, cấp tín dụng cho sản xuất nông nghiệp hay hợp tác ứng dụng khoa học, kỹ thuật để tăng năng suất lao động.

Chưa hết, theo ông Thỏn tiết lộ, hiện nay, tập đoàn Lộc Trời là đơn vị đầu tiên, cũng là duy nhất trên toàn thế giới đạt được chứng nhận cao nhất về trồng lúa bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính theo tiêu chuẩn SRP.

Ông Thỏn bày tỏ sự tin tưởng rằng Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ trở thành nguồn cung cấp lúa gạo chất lượng cao, bền vững; thậm chí trở thành ruộng lúa của thế giới.

Exit mobile version