TAR hoạt động kinh doanh âm gần 420 tỷ – FRT đặt mục tiêu lợi nhuận 2022 tăng 30%

TAR hoạt động kinh doanh âm gần 420 tỷ - FRT đặt mục tiêu lợi nhuận 2022 tăng 30%

TAR hoạt động kinh doanh âm gần 420 tỷ – FRT đặt mục tiêu lợi nhuận 2022 tăng 30%. Ngày 14/2, HĐQT CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số (FPT Retail, HoSE: FRT) đã thông qua kết quả kinh doanh năm 2021 với doanh thu đạt tới 22.495 tỷ đồng, tăng trưởng 53% so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế còn tăng mạnh hơn tới 1.849% lên 554 tỷ đồng.

Tăng hàng tồn kho và khoản phải thu, dòng tiền kinh doanh TAR âm hơn 400 tỷ đồng

Công ty cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (HNX: TAR) công bố BCTC hợp nhất quý IV với doanh thu tăng 90% lên 1.165 tỷ đồng. Giá vốn tăng thấp hơn nên lợi nhuận gộp gấp 3,3 lần đạt 112 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp ghi nhận 9,6%, tăng đáng kể so với mức 5,5% cùng kỳ năm trước.

Chi phí tài chính tăng 40%, chi phí bán hàng gấp 8 lần và chi phí quản lý giảm 25%. Theo đó, doanh nghiệp gạo ghi nhận lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 40 tỷ đồng, gấp 5,3 lần cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất từ khi công khai BCTC quý.

Cả năm, Trung An báo cáo doanh thu tăng 15% đạt 3.120 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 7,9% lên 9%. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng 21% lên 101 tỷ đồng. So với kế hoạch năm, doanh nghiệp không hoàn thành mục tiêu doanh thu 3.500 tỷ đồng nhưng cơ bản hoàn thành mục tiêu lợi nhuận 105 tỷ đồng.

Mặc dù lợi nhuận tăng trưởng nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh âm đến gần 420 tỷ đồng trong khi năm trước dương 212 tỷ đồng. Nguyên nhân là do đơn vị tăng mạnh các khoản phải thu và hàng tồn kho.

Tại thời điểm cuối năm, khoản phải thu tăng từ 69 tỷ đồng lên 297 tỷ đồng, chủ yếu tăng trong phải thu ngắn hạn khách hàng từ 59 tỷ lên 168 tỷ đồng và trả trước cho người bán ngắn hạn từ 2 tỷ lên 95 tỷ đồng.

Cùng với đó, hàng tồn kho tăng mạnh từ 654 tỷ đồng lên 1.008 tỷ đồng. Riêng nguyên liệu, vật liệu là 723 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số 3 tỷ đầu năm. Thành phẩm giảm từ 263 tỷ về 132 tỷ đồng và hàng gửi bán giảm từ 330 tỷ về 118 tỷ đồng.

Về phần nguồn vốn, doanh nghiệp tăng vay nợ ngắn hạn từ 699 tỷ đồng lên 1.178 tỷ đồng trong khi vay dài hạn không đáng kể 31 tỷ đồng. Tổng nợ vay trên vốn chủ sở hữu đạt 1,7 lần.

Diễn biến giá TAR ngày 14/2

***TCO lần đầu báo lỗ kể từ 2008 – NSC lãi 2021 tăng 16%.***

FRT: Đặt mục tiêu 2022 lãi tăng 30% lên tới 720 tỷ đồng

Ngày 14/2, HĐQT CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT Retail ( HoSE: FRT) đã thông qua kết quả kinh doanh năm 2021 với doanh thu đạt tới 22.495 tỷ đồng, tăng trưởng 53% so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế còn tăng mạnh hơn tới 1.849% lên 554 tỷ đồng.

Với kết quả đó,  đặt mục tiêu cho năm 2022 với doanh thu 27.000 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so năm 2021. Lợi nhuận trước thuế 720 tỷ đồng, tăng 30%.

Trong báo cáo phân tích hồi tháng 1/2022 của SSI Research, công ty chứng khoán này ước tính doanh thu năm 202 của FPT Shop và Long Châu lần lượt đạt 15,6 nghìn tỷ đồng (+8% so với cùng kỳ) và 5,4 nghìn tỷ đồng (+66% so với cùng kỳ). Theo đó, tổng doanh thu ước tính đạt 21 nghìn tỷ đồng (+19% so với cùng kỳ). FRT sẽ tiếp tục mở rộng cửa hàng cho Long Châu trong năm 2022.

Theo Deloitte, tình trạng thiếu chip có thể sẽ kéo dài đến đầu năm 2023. Nhu cầu về điện thoại di động và máy tính xách tay vẫn tăng trưởng trong năm 2022, mặc dù với tốc độ chậm hơn so với mức tăng trưởng 2 chữ số trong năm 2021. Tỷ lệ tiêm chủng cao và các trường học đã sẵn sàng mở cửa trở lại. Nhu cầu máy tính xách tay vẫn có thể tăng lên do sinh viên phải duy trì 2 chế độ học tại nhà và học trực tiếp.

Với sự thiếu hụt chip, các thương hiệu điện thoại di động cao cấp có thể vượt trội hơn, vì những công ty lớn có khả năng đàm phán tốt hơn để đảm bảo đủ chip trong sản xuất.

Do đó, SSI Research kỳ vọng mức tăng trưởng 1 con số thấp cho điện thoại di động và tăng trưởng 1 con số cao cho máy tính xách tay trong năm 2022. Nhu cầu điện tử tiêu dùng dự kiến sẽ phục hồi với mức tăng trưởng 1 con số thấp nhờ thu nhập hộ gia đình phục hồi, mặc dù có thể mất một thời gian vì phần thu nhập tăng có thể được ưu tiên cho những nhu cầu thiết yếu.

Với kết quả kinh doanh tích cực, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu FRT ghi nhận mức tăng vọt tới 273% trong vòng 1 năm qua, hiện đã lên mức 98.100 đồng/cp chốt phiên ngày 14/2. Thanh khoản cổ phiếu cũng rất sôi động khi bình quân hơn 1,8 triệu đơn vị được sang tay. FRT dự kiến tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên vào ngày 15/4 tới.

Diễn biến giá FRT ngày 14/2
Exit mobile version