Tất tần tật về Web 3: Lợi ích và hạn chế của Web 2

Đây là phần thứ hai của loạt bài gồm bảy phần bao gồm:

  1. Web 1, 2, 3 là gì?
  2. Những lợi ích và hạn chế của Web 2
  3. Tại sao Web 3 lại quan trọng?
  4. Metaverse là gì?
  5. Thị trường tiền điện tử
  6. Đơn giản hóa hệ sinh thái Web3
  7. Khái niệm cần biết về Web 3

State Aggregator

Trong Web 2, nếu “state” là dữ liệu người dùng thì state aggregator chính là nhân tố thay thế các giao thức mở của Web 1 bằng phần mềm miễn phí và dễ sử dụng. Phần mềm này đã thu thập và tổng hợp một lượng lớn dữ liệu người dùng để kiếm tiền.

Lợi ích chính mà state aggregator mang lại theo 4 hướng chính:

Dưới đây là ví dụ cụ thể hơn về cách state aggregator của Web 2 sử dụng internet dễ dàng hơn nhiều so với các giao thức mở của Web 1: YouTube & HTTP. Người dùng YouTube tạo video trực tuyến và phát hành chúng lên internet. Hầu hết người dùng YouTube sẽ không thể phát hành video của họ trên HTTP của Web 1 bằng cách mã hóa trang web của riêng họ. Thay vào đó, họ sử dụng YouTube, nền tảng chia sẻ video của Google, có UI/UX dễ sử dụng để xem và tải nội dung video lên. Điều này giúp người dùng YouTube dễ dàng phát hành nội dung vì họ tương tác với UI/UX của YouTube thay vì HTTP.

Vấn đề của Web 2

Web 2 đánh mất tính mở và minh bạch của Web 1 khi các công ty công nghệ lớn tư nhân bắt đầu lưu trữ và kiếm tiền từ dữ liệu người dùng. Điều này đã dẫn đến một số bất cập.

Sự phụ thuộc lớn

Bắt đầu từ đầu những năm 2000, việc sử dụng internet thông qua máy tính và thiết bị di động đã trở nên phổ biến. Khi internet chứng kiến ​​nhiều người dùng trực tuyến hơn, các nền tảng tập trung như Facebook và Google bắt đầu tăng người dùng theo cấp số nhân. Điều này có nghĩa là dữ liệu của hàng tỷ người dùng trên khắp thế giới được tập trung hóa và phụ thuộc vào một số công ty công nghệ. Trên toàn cầu, tất cả các quốc gia phát triển đều có hơn 50% dân số tham gia trực tuyến.

Bắt đầu từ đầu những năm 2000, người dùng internet bắt đầu bùng nổ khi máy tính cá nhân và điện thoại di động bắt đầu xâm nhập thị trường công nghệ tiêu dùng.

Hệ sinh thái bị kiểm soát

Do số lượng người dùng quá lớn, Web 2 gặp phải vấn đề mất quyền kiểm soát khi quyền lực phần lớn rơi vào các công ty và tổ chức tập trung.

Luật chơi mới từ các ông lớn

Các nền tảng tập trung có thể thay đổi “luật chơi” đối với người dùng và nhà phát triển bất cứ lúc nào. Họ có thể xóa mọi người khỏi nền tảng, xóa khả năng kiếm tiền từ nội dung trực tuyến của một cá nhân, thay đổi cấu trúc phí và thậm chí thay đổi cách người dùng xem nội dung thông qua thay đổi thuật toán. 

Mặc dù người dùng có thể phản đối những thay đổi trên bằng cách chuyển đổi nền tảng khác, nhưng điều này thường không khả thi do lượng người theo dõi lớn và vị trí thống lĩnh thị trường mà các công ty có. Ví dụ: nếu Apple quyết định tăng hoa hồng trên App Store từ 30% lên 45%, các nhà phát triển sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận điều này hoặc phải từ bỏ tiếp cận lượng người dùng khổng lồ sử dụng iPhone.

Bảo mật: Các nền tảng tập trung không xa lạ gì với vi phạm dữ liệu người dùng và thời gian downtime đã ảnh hưởng đáng kể đến người dùng.

Nhìn chung, những vấn đề này xuất phát từ thực tế là hệ thống tập trung quyền lực quá mức của các công ty. YouTube có thể xóa nội dung của bất kỳ người sáng tạo nào trên nền tảng của họ bất kỳ lúc nào. 

Các nền tảng tập trung cũng tuân theo một vòng đời mối quan hệ với người dùng. Khi bắt đầu giai đoạn tăng trưởng, các công ty làm bất cứ điều gì để thu hút người dùng và nhà phát triển mới, những người xây dựng hệ sinh thái. 

Tuy nhiên, khi lượng nhà phát triển và người dùng đủ lớn, các nền tảng tập trung bắt đầu khai thác giá trị từ những người tham gia hệ sinh thái. Họ tìm cách cách kiếm tiền từ lượng dữ liệu người dùng khổng lồ mà họ đã thu thập. Một ví dụ là Google và Facebook sử dụng dữ liệu người dùng để nhắm mục tiêu quảng cáo. Tư duy khai thác giá trị từ người dùng một khi tốc độ tăng trưởng đạt đến đỉnh điểm càng làm trầm trọng thêm các tác dụng tiêu cực từ thay đổi quy tắc và bảo mật kém vì các nền tảng tập trung không ưu tiên thu hút người dùng nữa.

Tại sao Web 3 lại giải quyết được những vấn đề trên

  1. Phi tập trung: Do mục đích của Web3 là giải quyết gốc rễ vấn đề của Web2, tức là tập trung, nên phi tập trung đương nhiên là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của Web3. Bên cạnh việc trả lại quyền kiểm soát dữ liệu cho người dùng, các công ty sẽ phải trả tiền để truy cập dữ liệu của người dùng. Phi tập trung giúp mọi người có thể tiếp cận các khoản thanh toán bằng tiền mã hóa và loại bỏ nhu cầu về các trung gian đắt tiền trong cơ sở hạ tầng thanh toán Web2 truyền thống.
  2. Tính minh bạch : Các công ty trong không gian này hoạt động với tính minh bạch cao hơn nhiều so với các công ty Web 2. Các giao dịch có thể kiểm tra được, các quyết định được đưa ra công khai, dữ liệu là bất biến.
  3. Định hướng cộng đồng: Với sự gia tăng của DAO, các quyết định được đưa ra bởi cộng đồng chứ không phải tổ chức nắm quyền lực trung tâm. Mặc dù không phải mọi công ty trong Web 3 đều hoạt động như một DAO, nhưng những người xây dựng trong không gian này rất ý thức về tác động của các quyết định của họ đối với toàn bộ cơ sở người dùng/khách hàng. 
  4. Giá trị gia tăng: Thay vì trích xuất giá trị từ người dùng như các công ty Web 2, Web 3 trao quyền cho người dùng bằng các giao thức mở và quyền sở hữu nội dung trực tuyến.

Exit mobile version