Đây là phần thứ tư của loạt bài về Web 3 gồm bảy phần bao gồm:
- Web 1, 2, 3 là gì?
- Những lợi ích và hạn chế của Web 2
- Tại sao Web 3 lại quan trọng?
- Metaverse là gì?
- Thị trường tiền điện tử
- Đơn giản hóa hệ sinh thái Web3
- Khái niệm cần biết về Web 3
Metaverse là gì?
Thuật ngữ metaverse được tác giả Neal Stephensen đề cập từ năm 1992 trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash. Nó mô tả một thế giới ảo nơi con người tương tác với nhau qua hình đại diện kỹ thuật số. Hiện vẫn chưa có khái niệm thống nhất về metaverse, nhưng các công ty công nghệ tin vũ trụ ảo không chỉ là nơi tái hiện sống động trải nghiệm đời thực trong môi trường số mà còn có thể tích hợp cả hai môi trường này với nhau.
Vũ trụ ảo Meta hình dung là một kịch bản trong đó hai người có thể cùng tham dự một buổi hòa nhạc dù đang ở hai lục địa khác nhau. Trong khi đó, các công ty game hướng đến xây dựng một nền kinh tế trong metaverse với sự hỗ trợ của công nghệ blockchain.
Các công nghệ chính sẽ bao gồm các thiết bị giao diện người – máy như kính VR và AR, đồ họa đa chiều, AI, sức mạnh tính toán, phần mềm và phần cứng để tạo hình đại diện cho người dùng.
Kết hợp metaverse + Web 3
Không phải mọi metaverse đều liên quan đến Web 3. Metaverse và Web 3 có thể tồn tại riêng lẻ và cùng tồn tại, nhưng chúng không cần phải tồn tại lẫn nhau. Cả Web 3 và metaverse đều có thể được xây dựng và phát triển đồng thời. Trải nghiệm metaverse có thể được cải thiện với các yếu tố của Web 3 thông qua blockchain và mạng phi tập trung.
Vấn đề với hầu hết các công ty metaverse + Web 3 ngày nay là họ không chỉ cần tạo ra một sản phẩm hấp dẫn mà còn cần thu hút người chơi trên quy mô lớn để duy trì sản phẩm và cuối cùng là đi đến nền kinh tế token. Tuy nhiên, một số game có rào cản gia nhập cao. Ví dụ: Axie Infinity yêu cầu người dùng mua 3 Axies với giá khoảng 750 USD để bắt đầu. Một số game đã có thương hiệu cho riêng mình với lượng người dùng cao, điều quan trọng hiện nay là tìm cách tích hợp Web 3 một cách thích hợp vào mô hình sẵn có. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn.
Ví dụ thực tế về Metaverse
Chính phủ
- Thành phố Seoul của Hàn Quốc đã công bố kế hoạch phát triển phiên bản “thành phố vũ trụ ảo” của riêng mình, biến Seoul thành đại đô thị đầu tiên tiến vào lĩnh vực Metaverse. Thủ đô Hàn Quốc đặt mục tiêu năm 2026 sẽ xây dựng hoàn thiện môi trường Metaverse cho tất các các dịch vụ công, bao gồm cả các dịch vụ về kinh tế, giáo dục, văn hóa và du lịch. Nếu kế hoạch thành công, người dân Seoul có thể đến thăm một tòa thị chính ảo để làm mọi thứ, từ tham quan di tích lịch sử cho đến khả năng nộp đơn khiếu nại dân sự, với chỉ bằng cách đeo kính thực tế ảo.
Công ty
- Facebook: Năm 2021, Facebook đã đổi tên thành Meta với logo vô cực, phản ánh thương hiệu và tham vọng phát triển của công ty. Horizon Worlds của Meta bao gồm những không gian ảo, giúp các ảnh đại diện (avatar) của người dùng có thể tự do mua sắm, làm việc, tiệc tùng ở đây.
- Microsoft: cũng từ năm 2021, Microsoft đã điều chỉnh các sản phẩm phần mềm văn phòng đặc trưng để tạo ra một phiên bản metaverse. Sản phẩm metaverse đầu tiên của Microsoft là phiên bản chương trình hội nghị và trò chuyện Teams. Khách hàng sẽ có thể chia sẻ các tệp và tính năng Office trong thế giới ảo.
- Nikenộp đơn đăng ký bằng sáng chế đối với mẫu giày thể thao (sneaker) có thể được token hóa dựa trên blockchain Ethereum với tên gọi CryptoKicks. Khi mua một đôi CryptoKicks, bạn sẽ nhận được một tài sản kỹ thuật số gắn liền với mã định danh duy nhất, chỉ dành riêng cho từng đôi giày. Token sẽ chỉ được mở khóa khi bạn mua một đôi giày vật lý tương ứng bằng cách liên kết mã nhận dạng giày 10 chữ số với mã nhận dạng chủ sở hữu.
- Autodesk, Unity Games, Epic Games: Xây dựng môi trường metaverse chơi game nhập vai.