Tất toán là gì? Những điều cơ bản mới nhất 2021

Tất toán là gì? Đây là một thuật ngữ chưa phải ai cũng biết và thậm chí họ còn nhầm với thuật ngữ đáo hạn. Vậy cụ thể thuật ngữ tất toán là gì? Có những loại tất toán nào? Cùng ViMoney tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây.

Tất toán là gì?

Tất toán là giai đoạn chấm dứt một hợp đồng hay kết thúc một cuộc giao dich. Nghĩa là đến ngày kết thúc hợp đồng, ngân hàng hoặc khách hàng sẽ trực tiếp hoàn thành xong công việc trả nợ của mình thì tại thời điểm đó gọi là tất toán.

Đây là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính hiện nay.

Một số loại tất toán hiện nay

Sau khi hiểu được định nghĩa tất toán có nghĩa là gì, bạn cũng nên biết về các loại tất toán hiện nay. Mỗi loại sẽ có một đặc điểm riêng biệt, cụ thể như:

1. Tất toán tài khoản ngân hàng

Khi khách hàng thực hiện việc tất toán tài khoản ngân hàng có nghĩa người đó không còn nhu cầu sử dụng tài khoản tại ngân hàng đó nữa và muốn kết thúc tài khoản. Khi tất toán tài khoản ngân hàng, khách hàng sẽ rút toàn bộ tiền có trong tài khoản đó ra và đóng tài khoản, kết thúc việc sử dụng. Tuy nhiên việc tất toán ngân hàng còn chia ra hai dạng tài khoản khác nhau là:

Với dạng tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn thì khách hàng sẽ chọn thời điểm tất toán trùng vời lúc kết thúc kỳ hạn gửi tiền. Nhờ vậy khách hàng có thể rút toàn bộ số tiền cả gốc lẫn lãi và đóng tài khoản một cách bình thường.

Ngoài ra, khách hàng vẫn có thể thực hiện việc tất toán tài khoản dù chưa đến kỳ hạn. Tuy nhiên số tiền sẽ chỉ được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Đồng nghĩa với việc khách hàng phải chịu mức lãi suất thấp hơn rất nhiều khi rút, nên người sử dụng hãy cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện tất toàn khi chưa đến kỳ hạn.

Giống như tên gọi của nó, với dạng tài khoản này khách hàng có thể thực hiện việc tất toán bất kỳ lúc nào mà không lo bị ảnh hưởng đến lãi suất. Nhờ vậy mà quá trình tự động tất toán cũng trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều với dạng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.

2. Tất toán tài khoản tiết kiệm

Tất toán tài khoản tiết kiệm là gì? Hình thức này có thể hiểu là việc ngân hàng đồng ý để bạn rút tiền tất toán sổ tiết kiệm đã gửi. Nếu bạn gửi có thời hạn thì thông thường thời điểm tất toán sẽ trùng với thời điểm đáo hạn sổ tiết kiệm bởi vào lúc ấy bạn sẽ nhận được cả tiền gốc lẫn lãi.

Ngoài ra, nếu thời điểm đáo hạn sổ tiết kiệm đã đến nhưng bạn chưa muốn tất toán tài khoản tiết kiệm của mình thì có thể xin làm thủ tục tiếp tục gửi tiết kiệm (hay gọi là tái tục)

3. Tất toán khoản vay trước hạn

Khi tất toán khoản vay trước hạn bạn sẽ phải trả một khoản phí nhất định được quy định trong hợp đồng vay tiền. Lý do là vì khi vay tiền, ngân hàng sẽ quy định cụ thể thời hạn vay cụ thể trong hợp đồng và nếu không để ý thì bạn rất dễ trả nợ trước hạn, điều này giống như bạn đã phá vỡ hợp đồng nên phải chịu khoản phí. Mức phí phạt tất toán sẽ khác nhau tùy theo thời gian bạn thực hiện tất toán và tùy mỗi ngân hàng khác nhau.

4. Tất toán khoản vay

Tất toán khoản vay là thời gian để bên cần vay hoàn thành trả nợ với bên cho vay nên có thể hiểu là lúc đó người cần vay trả hết toàn bộ khoản nợ. Khác với tất toán khoản vay trước hạn thì loại tất toán này có thể thực hiện trước hạn, không cần chính xác ngày kết thúc hợp đồng và không phải đóng thêm bất kỳ khoản phí nào.

Một số câu hỏi liên quan đến tất toán

Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã nắm khá rõ tất toán là gì? nhưng có thể còn nhiều thắc mắc chưa được giải đáp. Vậy nên VMoney sẽ tổng hợp lại một số câu hỏi liên quan đến tất toán ở phía dưới 

Thời gian tất toán tài khoản tiết kiệm như thế nào?

Khi gửi tiết kiệm, tùy theo dạng tài khoản bạn gửi thì sẽ có thời gian tất toán tài khoản tiết kiệm khác nhau. Nếu là dạng tài khoản không kỳ hạn thì bạn có thể thực hiện việc tất toán bất kỳ lúc nào mình muốn. Với dạng tài khoản có kỳ hạn thì sẽ có ba mốc thời gian bạn cần lưu ý:

Thủ tục tất toán tài khoản tiết kiệm ra sao?

Thông thường sau khi mở tài khoản tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm và muốn thực hiện việc tất toán, khách hàng sẽ được ngân hàng yêu cầu đến trực tiếp để ký các giấy tờ liên quan. Nếu khách hàng không thể trực tiếp có mặt và muốn ủy quyền cho người khác, họ phải cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng thực pháp lý thì người được ủy quyền mới được thực hiện thay.

Lưu ý rằng, họ cần phải đến đúng phòng giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng nơi họ đã gửi hoặc mở tài khoản tiết kiệm thì mới có thể tất toán được. Ngân hàng không chấp nhận việc tất toán tại khác chi nhánh hoặc khác cửa hàng giao dịch. 

Với những khách hàng gửi tiết kiệm qua ATM thì họ có thể thực hiện tất toán tài khoản tiết kiệm ngay tại ATM của ngân hàng. Ưu điểm của việc này là khách hàng có thể thực hiện bất cứ khi nào hoặc đến chi nhánh của ngân hàng để thực hiện.

Sau đó số tiền tất toàn sẽ được chuyển vào tài khoản thanh toán và khách hàng có thể rút tiền tại bất cứ cây ATM nào. Một loại nữa là với tài khoản tiết kiệm online, khách hàng có thể thực hiện việc tất toán tài khoản thông qua Internet Banking.

Vì sao tất toán trước hạn lại bị phạt?

Nếu tất toán trước hạn mà lại bị phạt chứng tỏ đây là khi bạn tất toán khoản vay nên có thể hiểu ngắn gọn là bạn trả nợ trước hạn. Như đã đề cập ở trên, lý do mà bạn trả nợ trước hạn lại bị phạt là bởi vì nó ảnh hưởng đến khả năng điều tiết dòng tiền của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính.

Điều này nó sẽ gây ra những tổn thất về chi phí trong việc quản lý của ngân hàng vậy nên mức phí phạt mà bạn phải đóng khi tất toán trước hạn là để bù đắp lại tổn thất đó. Bản thân phía ngân hàng khi cho vay cũng sẽ ghi rõ những quy định về tất toán trước hạn, vậy nên bạn hãy đọc thật cẩn thận để tránh phạm phải sai lầm.

Lời kết

Tất toán là một thuật ngữ phổ biến trong tài chính nhưng không phải ai cũng hiểu được nó một cách chính xác và mọi người hay nhầm lẫn giữa tất toán và đáo hạn. Chưa kể tất toán còn sở hữu rất nhiều loại khác nhau có thể khiến khách hàng dễ nhầm lẫn bởi mỗi dạng lại có những đặc điểm riêng cần lưu ý. Thông qua bài viết này, hy vọng ViMoney đã giúp bạn hiểu được tất toán là gì cũng như những loại tất toán phổ biến tại Việt Nam hiện nay cùng những đặc điểm và điều cần lưu ý của mỗi loại tất toán.

Exit mobile version