“Tay chơi” nào đang “ôm” nhiều trái phiếu doanh nghiệp nhất?

Có nhiều ngân hàng nhập cuộc trong trận đua cầm trái phiếu doanh nghiệp. Ai là người hiện đang sở hữu lượng trái phiếu nhiều nhất?

Thiếu gia nghìn tỷ của đế chế Novaland là ai?

Trương Mỹ Lan – người xây dựng nên đế chế Vạn Thịnh Phát là ai?

Việc các doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu là một phần nằm trong chiếc lược huy động vốn trung hạn và dài hạn, cải thiện hệ số an toàn vốn và chuẩn bị nguồn vốn sẵn sàng cho nhu cầu phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo.

Theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ HNX và SSC, đã có 25 đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp trong nước với tổng trị giá lên tới 15.363 tỷ đồng (số liệu ngày 30/9/2022).

Mặc dù Thông tư 16/2021/TT-NHNN có hiệu lực từ đầu năm 2022 quy định về việc các tổ chức tín dụng mua bán trái phiếu doanh nghiệp, song các ngân hàng vẫn tiếp tục mạnh tay mở rộng quy mô sở hữu trái phiếu doanh nghiệp.

Phải kể đến những ngân hàng lớn nhập cuộc vào cuộc chơi trái phiếu gồm có:

Tính đến hết quý I/2022, có hơn 75% trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ chỉ tập trung ở 10 ngân hàng lớn gồm: Techcombank, MBBank, VPBank, TPBank, BIDV, STB, VietinBank, HDBank, ABBank, SeABank. Trong đó, tại một số ngân hàng, tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ đã vượt 10% tổng tài sản.

Sang tới quý II, tình hình có nhiều thay đổi.

Cụ thể:

Cuối quý II/2022, tăng trưởng tín dụng của TPBank là 9,1%, tổng dư nợ vượt mốc 151.000 tỷ đồng. TPB hiện đang giữ vị trí Quán quân về nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2022.

Tính đến cuối tháng 6/2022, TPB nắm giữ hơn 23.273 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp. Tương đương, số lượng trái phiếu đang nắm giữ chiếm 15,4%/tổng dư nợ tín dụng.

Ở vị trí số 2 là TCB, báo cáo hợp nhất cuối quý II năm 2022 (30/6/2022), tổng dư nợ tín dụng của khách hàng đạt 391.823 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cuối năm 2021.

Không nằm ngoài cuộc chơi trái phiếu, TCB hiện “ôm” hơn 49.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, con số này chiếm số lượng trái phiếu đang nắm giữ chiếm 12,5%/tổng tín dụng.

Giữ vị trí số 3 là MBB. Tương tự, MBB hiện cũng đang cầm trong tay lượng trái phiếu lên tới 46.333 tỷ đồng, chiếm khoảng 10,7% tổng dư nợ cho vay (415.456 tỷ đồng).

VPBank là một trong những cái tên không nằm ngoài miếng mồi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Tăng trưởng mạnh ghi nhận tại các mảng kinh doanh chiến lược với lợi nhuận trước thuế đạt trên 15.300 tỷ đồng (tương đương 52% kế hoạch năm). VPB thành công khi giữ vững các chỉ số đứng ở top đầu hệ thống ngân hàng thương mại.

Tính đến hết tháng 6/2022, tổng dư nợ tín dụng đạt 392.504 tỷ đồng, VPB cũng đang “cầm” 37.190 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, chiếm 8,7% tổng dư nợ tín dụng.

Xếp thứ 5 trong danh sách sở hữu chứng khoán nợ đầu tư của TCKT là STB. Theo báo cáo tài chính riêng giữa niên độ, tính đến hết tháng 6/2022, tổng dư nợ STB là 405.584 tỷ đồng, STB cũng sở hữu hơn 22.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do công ty TNHH MTV VAMC phát hành, chiếm 5,49%/tổng dư nợ tín dụng.

Theo sau là các ngân hàng như OCB sở hữu lượng trái phiếu chiếm 3,6%, HDB chiếm 3%, VCB là 1,1%, và ngân hàng ACB hiện không nắm trong tay bất kỳ trái phiếu doanh nghiệp nào.

Ngân hàng nhà nước siết chặt “bán giấy lấy tiền”

Việc các tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp nhằm cơ cấu nợ tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là các trái phiếu liên quan đến bất động sản trong thời gian qua liên tục bị đưa vào vòng thẩm vấn.

Khi các doanh nghiệp phát hành trái phiếu có tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn và không có đủ khả năng trả nợ khi đến các lô trái phiếu đến hạn thanh toán sẽ dẫn đến việc các công ty tiếp tục “vẽ giấy” để vay tiền thật.

Điều này khiến hệ thống ngân hàng khó kiểm soát được mục đích sử dụng dòng tiền và nguồn vốn từ nguồn phát hành.

Blue-chip mất nhiệt

Ngoài lề, diễn biến chứng khoán trong nhiều ngày qua khiến các nhà đầu tư không khỏi lo lắng. Điều đáng nói, thị trường bị cuốn vào một sóng bán hạ giá mới, dù áp lực tổng thể là không mạnh.

Điều bất lợi là nhóm cổ phiếu blue-chips lớn giảm quá nhiều, tập trung trong nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng, bất động sản, với TCB, HDB, NVL, VHM, VIC là tâm điểm…

TCB, TPB, STB, VIB, HDB và mã giảm nhẹ nhất là HDB cũng mất 5,03% giá trị.

Trong ngày 12/10, thị trường chứng khoán vẫn chưa muốn tạo thành đáy, nhưng tín hiệu tăng giá tương đối mờ nhạt.

Trong ngày hôm nay, VPS sẽ thay đổi một số chính sách force sell, cắt giảm một vài mã margin nên nếu thị trường có tiếp tục giảm giá thì lực bán sẽ mạnh hơn nhiều so với các phiên giao dịch trước.

Nhiều khả năng, vùng dự kiến tạo đáy của thị trường sẽ ở mức 990-950. Hy vọng mùa báo cáo tài chính quý III sẽ giúp thị trường sớm tạo đáy sau nhịp rơi mạnh.

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version