8000 “trâu cày” của TeraWulf chính thức đi vào hoạt động bằng năng lượng hạt nhân ở Pennsylvania.
Theo chân Forbes, WSJ “tấn công” vào ông trùm stablecoin Tether
TeraWulf đào coin bằng năng lượng hạt nhân
Công ty khai thác Bitcoin TeraWulf có trụ sở tại Mỹ đã ra mắt dàn khoan siêu lớn sử dụng năng lượng hạt nhân ở Pennsylvania.
Cụ thể, cơ sở Nautilus Cryptomine khai thác Bitcoin dựa trên năng lượng trực tiếp không thông qua mạng lưới điện quốc gia, không có carbon từ trạm phát điện hạt nhân Susquehanna 2,5 gigawatt (GW).
Chủ tịch, CEO Paul Prager của TeraWulf tuyên bố cơ sở khai thác Nautilus hiện được cho là cơ sở có chi phí năng lượng thấp nhất chỉ với 0,02 USD/kWh trong thời hạn 5 năm. Ngoài ra, họ cũng tiết lộ thêm rằng dàn “trâu cày” hiện có 8000 thiết bị với tỷ lệ hash-rate 1,0 exahash/giây (EH/s), kế hoạch tăng lên mức 1,9 EH/s vào tháng 5.
Theo website của TeraWulf, Nautilus Cryptomine dự kiến sẽ đạt công suất 300 MW khi hoàn thành và sẽ là một trong những mỏ đào Bitcoin lớn nhất khu vực Bắc Mỹ.
Ra mắt vào tháng 8/2021, Nautilus Cryptomine là kết quả của sự hợp tác giữa TeraWulf và công ty năng lượng Talen Energy Corporation. Trước đó, TeraWulf đã khai thác Bitcoin bằng năng lượng mặt trời, thủy điện với mục tiêu 100% không phát thải carbon.
Vấn đề phát thải carbon từ hoạt động đào coin vẫn luôn là tiêu điểm bàn luận của các nhà chức trách vì lượng khí thải carbon của nó ước tính lớn hơn của một quốc gia nhỏ tạo ra mỗi năm.
Tỷ phú Elon Musk từng cảnh báo: “Tiền điện tử có một tương lai hứa hẹn nhưng điều này đi kèm cùng sự trả giá với môi trường tự nhiên”.
Khai thác Bitcoin dựa vào các dàn máy tính chạy công suất lớn để giải thuật toán của hệ thống. Quá trình này đòi hỏi một lượng năng lượng cực kỳ lớn và ổn định, thông thường năng lượng này được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch (than đá).
Khi nhu cầu vàng số tăng mạnh, các thợ đào ra sức cạnh tranh để giành về mình nhiều Bitcoin hơn. Họ nâng cấp máy tính – dĩ nhiên tốn nhiều năng lượng hơn. “Bitcoin xả rác” làm dấy lên nhiều lo ngại về tác động của môi trường, nhất là khi các cuộc tranh luận ngày càng căng thẳng.
Theo nghiên cứu từ Joule, việc khai thác Bitcoin tạo ra từ 22 đến 22,9 triệu tấn khí thải carbon dioxide/năm, tương đương mức khí thải hàng năm của Jordan hay Sri Lanka. Các nhà bảo vệ môi trường đồng ý rằng, việc “khai thác” Bitcoin sử dụng một lượng nhiên liệu hóa thạch đáng lo ngại.
Các nhà lập pháp Mỹ mong muốn EPA điều tra dữ liệu phát thải của các cơ sở khai thác tiền điện tử. Năm 2022, New York đã ký một lệnh cấm các công ty khai thác tiền điện tử không được sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong vòng 2 năm.
Tháng 10/2022, châu Âu cũng thực hiện nhiều hành động pháp lý trong việc bảo vệ môi trường đối với hành động khai thác Bitcoin.
Nguồn Cointelegraph
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác